Báo cáo tài chính cung cấp nguồn thông tin quan trọng và chủ yếu cho việc quản trị tài chính, giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp. Bài viết dưới đây Kế toán Anh Minh sẽ chỉ ra các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp một cách chi tiết nhất, hãy cùng theo dõi nhé.

Chỉ tiêu trên báo cáo tài chính
Chỉ tiêu trên báo cáo tài chính

Cơ cấu vốn và nguồn vốn

Cơ cấu vốn và nguồn vốn
Cơ cấu vốn và nguồn vốn

Khi nhắc đến cơ cấu vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp trước tiên chúng ta cần xác định được tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số vốn của doanh nghiệp ở thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ. Thông qua đó chúng ta sẽ khái quát và đánh giá được sự phân bổ của nguồn vốn có hợp lý hay chưa, để đưa ra kết luận chính xác hơn về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, từ đó giúp các nhà quản trị của doanh nghiệp đưa ra các quyết định kịp thời và thích hợp trong việc quản lý nguồn vốn

Ngoài ra cần có những đánh giá về cơ cấu nguồn vốn một cách tổng quát với một số thành phần vốn quan trọng của doanh nghiệp dưới đây:

Tỷ lệ nợ phải trả/Vốn của chủ sở hữu = Tổng nợ phải trả/Tổng vốn của chủ sở hữu

  • Chỉ tiêu này phản ánh được tổng quát nhất về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì rủi ro về cơ cấu nguồn vốn càng cao.

Tỷ lệ vay ngắn hạn / Tổng nguồn vốn = Tổng số vay ngắn hạn / Tổng nguồn vốn

Tỷ lệ nợ phải trả cho người bán / Tổng nguồn vốn = Tổng nợ phải trả cho người bán / Tổng nguồn vốn

Tỷ lệ nợ ngắn hạn/Tổng số nợ phải trả = Tổng nợ ngắn hạn/Tổng số nợ phải trả

  • Với 3 chỉ tiêu này sẽ giúp các nhà phân tích đánh giá được nhu cầu về tiền và các nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Nếu các chỉ tiêu này cao thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc nhiều vào việc tài trợ nguồn vốn ngắn hạn, đồng thời thể hiện được nhu cầu thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp cao.

Thông qua tỷ trọng của từng loại nguồn vốn nói trên, chúng ta có thể đánh giá được doanh nghiệp tự chủ về tài chính hay lệ thuộc vào các nguồn tài trợ.

Khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là năng lực đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán trong thời gian dưới 12 tháng

Khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp là năng lực đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán trên 12 tháng

Chỉ số đo lường về khả năng thanh toán ngắn hạn phổ biến là: thanh toán nhanh và thanh toán ngắn hạn

Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tổng số tài sản ngắn hạn / Tổng số nợ ngắn hạn.

Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản nhanh/Tổng số nợ ngắn hạn.

Sự khác biệt giữa khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn là mức độ rủi ro tài chính và khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp .

Các chỉ tiêu mà chúng ta cần quan tâm đến khi phân tích về khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp như sau:

Hệ số về khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Chi phí lãi vay.

Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng tài sản.

Hệ số nợ/Vốn của chủ sở hữu = Nợ phải trả / Vốn của chủ sở hữu.

Hệ số về thanh toán tài sản dài hạn đối với nợ dài hạn = Tài sản dài hạn / Nợ dài hạn

Các chỉ tiêu về hệ số nợ, hệ số tài trợ hay hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu thể hiện được mức độ về rủi ro tài chính mà các chủ nợ phải gánh chịu. Nếu hệ số nợ và nợ phải trả vốn chủ sở hữu cao, thể hiện rủi ro tài chính của doanh nghiệp cao, thì khả năng thanh toán nợ vay dài hạn của doanh nghiệp sẽ thấp. Các chỉ tiêu này còn thể hiện được khả năng bảo vệ cho các chủ nợ trong trường hợp nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Ngược lại, nếu chỉ số thanh toán của tài sản dài hạn cao thì các khoản nợ dài hạn được bảo đảm an toàn.

Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời là khi doanh nghiệp tạo lợi nhuận thu được trên một đơn vị chi phí hay các yếu tố đầu vào hay một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Có 3 chỉ tiêu cơ bản để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp như sau:

  • Tỷ suất sinh lời của nguồn vốn: Cho biết khả năng sinh lời thực sự của nguồn vốn trong kỳ hoạt động hoặc kỳ vọng cho kỳ tiếp theo. Nếu chỉ tiêu này cao thì mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được bảo đảm, ngược lại nếu chỉ tiêu này thấp thì doanh nghiệp sẽ có độ rủi ro cao.
  • Tỷ suất sinh lời của doanh thu: Cho biết doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần thì trong đó có bao nhiêu đồng là lợi nhuận sau thuế trong một kỳ hoạt động hoặc kỳ vọng cho kỳ tiếp theo. Chỉ tiêu này thể hiện được trình độ kiểm soát chi phí của các nhà quản lý và tình hình mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
  • Tỷ suất sinh lời của nguồn vốn chủ sở hữu: Cho biết khả năng sinh lời của nguồn vốn chủ sở hữu trong kỳ hoạt động hoặc kỳ vọng cho kỳ tiếp theo. Nếu chỉ tiêu này cao thì các nhà quản trị có thể huy động thêm vốn góp để đầu tư cho hoạt động kinh doanh, phát hành cổ phiếu. Nếu chỉ tiêu này thấp thì rủi ro tài chính xuất hiện, doanh nghiệp có thể xảy ra nguy cơ phá sản.

Hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh thường được tiến hành thông qua việc phân tích và  xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên kết quả hoạt động kinh doanh giữa kỳ này so với kỳ trước. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể như sau:

Thứ 1:  Các chỉ  tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí

  • Tỷ suất của giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này phản ánh được trong tổng số doanh thu thuần thì giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu %. Nếu chỉ tiêu này càng nhỏ thì thấy được việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại.

Tỷ suất của giá vốn bán hàng trên doanh thu thuần  =  ( Giá vốn hàng bán/Doanh thu thuần ) x 100.

  • Tỷ suất về chi phí bán hàng trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu chi phí bán hàng. Nếu chỉ tiêu này càng nhỏ thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tiết kiệm được các chi phí bán hàng và ngược lại.

Tỷ suất của chi phí bán hàng trên doanh thu thuần = (Chi phí bán hàng/Doanh thu thuần) x 100.

  • Tỷ suất về chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này phản ánh được để thu được 100 đồng doanh thu thuần, thì doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu chi phí quản lý doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này càng nhỏ thấy được hiệu quả quản lý các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần = (Chi phí quản lý doanh nghiệp/Doanh thu thuần) x 100.

Thứ 2:  Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

  • Tỷ suất về lợi nhuận thuần từ các hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần thì thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận và phản ánh được kết quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận thuần từ các hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần = (Lợi nhuận thuần từ các hoạt động kinh doanh / Doanh thu thuần) x 100.

  • Tỷ suất về lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu lợi nhuận trước thuế đồng thời phản ánh được kết quả của các hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành

Tỷ suất của lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần =  (Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp / Doanh thu thuần) x 100.

  • Tỷ suất về lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần thì sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế đồng thời chỉ số này phản ánh được kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần = (Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp / Doanh thu thuần) x 100.

Rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính là các rủi ro liên quan đến những nguy cơ gây tổn thất tài chính của doanh nghiệp, có thể phát sinh từ các yếu tố bên ngoài, hoặc phát sinh từ các quyết định tài chính bên trong của doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến khả năng gánh vác nợ và kiểm soát dòng tiền của doanh nghiệp. Để biết được các mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp ngoài các chỉ tiêu về tình hình công nợ và khả năng thanh toán thì cần phân tích các chỉ tiêu quan trong sau:

Hệ số nợ trên tài sản = Tổng số nợ / Tổng số tài sản

  • Chỉ tiêu này phản ánh được trong tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng vay nợ. Nếu hệ số này càng lớn và có xu hướng ngày càng tăng, thì chứng tỏ rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại.

Hệ số nợ trên tài sản ngắn hạn = Nợ ngắn hạn / Tài sản ngắn hạn

  • Chỉ tiêu này có ý nghĩa gần giống với chỉ tiêu trên, nhưng đối với các nhà quản lý chỉ tiêu này cần được chú ý và quan tâm nhiều hơn do phạm vi của nó tạo ra.

Hệ số thu hồi nợ = (Doanh thu Thuần / Số dư bình quân của các khoản phải thu) x 100

  • Chỉ tiêu này phản ánh nếu doanh thu bán chậm, bán chịu càng giảm thì số dư nợ phải thu giảm đi, hệ số thu nợ sẽ càng tăng thì rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng giảm và ngược lại.

Thời hạn bình quân thu hồi nợ = (Thời gian trong kỳ báo cáo / Hệ số thu hồi nợ) x 100

  • Thời hạn thời hạn thu hồi nợ tùy thuộc vào hệ số thu hồi nợ, nếu hệ số thu hồi nợ tăng thì thời hạn thu hồi nợ sẽ giảm rủi ro tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp và ngược lại.

Hệ số quay vòng hàng tồn kho = (Trị giá vốn hàng bán / Bình quân hàng tồn kho) x 100

  • Chỉ tiêu này được so sánh qua các năm để đánh giá được năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Chỉ số này này càng lớn cho thấy được doanh nghiệp bán hàng nhanh tồn kho ít bị ứ đọng nhiều doanh nghiệp sẽ có ít rủi ro về hàng tồn kho và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì chứng tỏ hàng tồn kho trong doanh nghiệp cao tỷ lệ rủi ro về hàng tồn kho sẽ cao. Nhưng cũng cần lưu ý tùy vào ngành nghề kinh doanh mà số lượng hàng tồn kho khác nhau.

Thời hạn quay vòng hàng tồn kho = (Thời gian trong kỳ báo cáo/Hệ số quay vòng hàng tồn kho) x 100

  • Khi hệ số quay vòng hàng tồn kho càng lớn và ngày càng tăng lên, thì thời hạn cho một vòng quay sẽ càng nhỏ và ngày càng giảm, khi đó rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng giảm và ngược lại.

Hệ số thanh toán lãi vay = (Tổng lợi nhuận trước thuế/Chi phí lãi vay) x 100

  • Chỉ tiêu này thể hiện sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp càng hiệu quả, lãi càng tăng thì hệ số thanh toán lãi vay càng tăng, rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng giảm và ngược lại

Các chỉ số đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là việc doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ từ các khoản vay thay cho nguồn vốn cổ phần. Nếu doanh nghiệp có tỷ lệ nợ càng ngày càng nhiều thì nguy cơ mất khả năng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ càng cao, do đó xác suất kiệt quệ tài chính và nguy cơ phá sản cao. Tuy nhiên,  các khoản vay đó cũng là một dạng tài trợ tài chính quan trọng và nó tạo lợi thế là lá chắn thuế cho doanh nghiệp, bởi vì lãi suất tiền vay được tính như một khoản chi phí hợp lệ và được miễn thuế.

Chỉ số nợ = Tổng số nợ/Tổng tài sản

Chỉ số nợ – nguồn vốn cổ phần = Tổng số nợ/Tổng nguồn vốn cổ phần

Số nhân vốn cổ phần = Tổng tài sản/Tổng nguồn vốn cổ phần.

Các chỉ số nợ trên cung cấp các thông tin bảo vệ chủ nợ trong tình huống mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp và thể hiện được năng lực tiếp nhận các nguồn tài chính từ bên ngoài, đáp ứng các nhu cầu đầu tư và phát triển của doanh nghiệp. Thực tế, các giá trị kế toán của các khoản nợ của doanh nghiệp có thể khác rất nhiều so với giá trị thị trường. Các hình thức như nghĩa vụ trả tiền hưu trí hay thuê tài sản không được thể hiện trên bảng cân đối kế toán

Bao phủ lãi vay = Thu nhập trước lãi vay và thuế / lãi vay.

Chỉ số này liên quan trực tiếp tới khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp. Chỉ số này sẽ chính xác hơn khi cộng thêm khấu hao vào thu nhập và tính tới các khoản chi phí tài chính khác như thanh toán phí thuê tài sản, trả nợ gốc

Ngoài những chỉ tiêu trên, trong các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính, chúng ta còn phải chú ý đến một số chỉ tiêu như: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu, cổ phiếu, giá trên thu nhập của cổ phiếu, cổ tức trên thị giá,  cổ tức trên thu nhập…

Trên đây là những chia sẻ của kế toán Anh Minh về các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Qua bài viết trên các bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn hỗ trợ về báo cáo tài chính, hãy liên hệ ngay với dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm của Anh Minh chúng tôi để được hỗ trợ tận tình và nhanh chóng nhất.

Bài viết liên quan:

Báo cáo tài chính hợp nhất và những điều cần biết

Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2023

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN VÀ ĐẠI LÝ THUẾ ANH MINH

Hotline / Zalo tư vấn : 0909.989.676 – 0913.479.676 (MS.HẠNH)

Website: ketoanthuduc.vn  – thanhlapcongtyvn.com.vn

Email : tax.anhminh@gmail.com

Trụ sở chính: 52/28/2 Đường số 12, Tam Bình, Thủ Đức, Tp.HCM
Chi Nhánh 1: 32 Đường B1, Khu đô thị VCN Phước Hải, P. Phước Hải, TP. Nha Trang, Khánh Hòa
Chi Nhánh 2: 47/5/27 đường Đông Tác, Kp. Đông Tác, P. Tân Đông Hiệp, Tx. Dĩ An, Bình Dương

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0913479676
    0909989676