Ngày 16/05/2023, Tổng Cục Thuế đã ban hành công văn số 1798/TCT-TTKT về việc rà soát, xử lý trường hợp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Trên cơ sở pháp lý này, các chi cục thuế đã gửi yêu cầu cho những doanh nghiệp liên quan gửi công văn giải trình hóa đơn rủi ro, bỏ trốn thuế. Vậy nội dung công văn này được thể hiện như thế nào? Cùng Thuế Anh Minh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Quy định về hành vi sử dụng hóa đơn rủi ro, bỏ trốn thuế
Căn cứ theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành thì các hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp bao gồm:
- Sử dụng các loại hóa đơn, chứng từ giả.
- Dùng hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị hoặc hết giá trị sử dụng.
- Dùng hóa đơn bị ngưng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế. Trừ trường hợp được sử dụng theo thông báo từ cơ quan thuế.
- Sử dụng hóa đơn điện tử nhưng chưa đăng ký với cơ quan thuế.
- Sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế ban hành.
- Dùng hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ có ngày lập in trên hóa đơn ở thời điểm cơ quan thuế các định bên bán không còn hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước.
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa – dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước.
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa – dịch vụ được cơ quan thuế/cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.
Công văn giải trình thuế là văn bản như thế nào?
Công văn giải trình thuế, hóa đơn là loại văn bản được doanh nghiệp sử dụng gửi đến cơ quan thuế nhằm mục đích giải trình một số vấn đề có liên quan đến thuế hoặc hóa đơn, chứng từ. Một công văn giải hóa đơn rủi ro, bỏ trốn thuế thường sẽ bao gồm các nội dung chính sau:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Thời gian và địa điểm gửi công văn giải trình.
- Cơ quan thuế tiếp nhận công văn.
- Thông tin của doanh nghiệp giải trình.
- Nội dung giải trình thuế, hóa đơn, chứng từ của công ty.
- Xác nhận của người đại diện theo pháp luật hoặc người đứng đầu doanh nghiệp giải trình.
Trường hợp nào cần gửi công văn giải trình hóa đơn rủi ro, bỏ trốn thuế?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, các trường hợp doanh nghiệp phải làm công văn giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn sẽ bao gồm:
- Vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được cơ quan thẩm quyền phát hiện thông qua công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế hoặc những trường hợp bị lập biên bản do vi phạm hành chính điện tử.
- Khai thiếu hoặc sai trong bản báo cáo thuế, dẫn đến việc thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được giảm, miễn, hoàn.
- Doanh nghiệp trốn thuế bất hợp pháp.
- Vi phạm hành chính về thuế đối với ngân hàng thương mại hoặc người bảo lãnh nộp tiền thuế.
- Sử dụng hóa đơn theo mẫu đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc dùng hóa đơn trùng với số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
- Hành vi cho, bán hóa đơn; sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc không hợp pháp hóa hóa đơn.
Mẫu công văn giải trình hóa đơn rủi ro, bỏ trốn thuế mới nhất hiện nay
Mẫu công văn giải trình hóa đơn rủi ro, bỏ trốn thuế được sử dụng để giải trình vi phạm hành chính thuế về hóa đơn. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì không có công mẫu cố định về loại công văn này. Tuy nhiên trong trường hợp cần sử dụng doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu nội dung sau:
CÔNG TY …………..
——————- |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————- |
Số: ……………… | ……, ngày ….. tháng ….. năm ……. |
CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH
Về việc sử dụng hóa đơn bỏ trốn
Kính gửi: Chi cục Thuế Quận/Phường …………
- – Tên doanh nghiệp: ……………..
- – Người đại diện theo pháp luật: ………………… Chức vụ: Giám đốc
- – Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………….
- – Điện thoại:………………………………………………..
- – Mã số thuế:……………………………………………….
Công ty ………….. có nhận được Thông báo số ………. của Chi cục thuế quận/phường …….. Nay Công ty chúng tôi làm công văn này, gửi tới Chi cục thuế quận/phường …….. để giải trình sự việc mua bán hàng hóa là có thật và đã kê khai vào Q../…. (số hóa đơn …. ngày ……) và xin điều chỉnh lại hồ sơ khai thuế, cam kết thực hiện các nghĩa vụ thuế liên quan. Tuy nhiên việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là do chúng tôi hoàn toàn không hay biết.
Do vậy, để tránh rủi ro cho đơn vị, Công ty chúng tôi kính mong Cơ quan thuế chấp thuận cho Công ty được điều chỉnh loại thuế GTGT để nộp cho nhà nước, và mong Chi cục thuế….. cho Công ty chúng tôi được điều chỉnh giảm và hạch toán lại phần chi phí. Chúng tôi xin cam kết sẽ nộp lại tờ khai bổ sung gửi đến Chi cục thuế quận/phường ………
Chúng tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật. Nếu có gì sai chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Xin trân trọng cảm ơn!
Đại diện Công ty (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Kết luận
Như vậy trong trường hợp công ty của bạn phát sinh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ với doanh nghiệp bỏ trốn, gặp rủi ro. Đồng thời việc mua bán diễn ra trước thời điểm doanh nghiệp bỏ trốn thì nên làm công văn giải trình hóa đơn rủi ro, bỏ trốn thuế nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp cho đơn vị mình. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào liên quan đến hóa đơn, thuế cần giải đáp bạn hãy liên hệ với Công ty Thuế Anh Minh qua hotline 0909 989 676 để được hỗ trợ tận tình.