Thuộc top những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống của con người – Nông sản đã trở thành lĩnh vực kinh doanh có tiềm năng lớn trong việc xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc giao lưu, mua bán giữa các quốc gia, châu lục trở nên phổ toàn cầu. Chính vì vậy nhiều cá nhân và doanh nghiệp mong muốn thành lập công ty xuất khẩu nông sản để đầu tư, kinh doanh và thu lợi nhuận. Trong bài viết hôm nay, Kế Toán Anh Minh xin chia sẻ kinh nghiệm thành lập công ty thuộc lĩnh vực xuất khẩu nông sản một cách chi tiết và đầy đủ nhất. 

1. Công ty xuất khẩu nông sản là công ty gì?

Công ty xuất khẩu nông sản là công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu và mặt hàng chính là nông sản. Theo đó, nông sản là những hàng hóa có nguồn gốc từ nông nghiệp như lúa gạo, trái cây, rau củ… Hoạt động xuất khẩu nông sản là việc một quốc gia bán ra nông sản cho một quốc gia khác để thu lợi nhuận. Ví dụ: Việt Nam xuất khẩu hạt điều sang các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc,… và nhiều quốc gia trên thế giới để thu về lợi nhuận.

Công ty xuất khẩu nông sản
Công ty xuất khẩu nông sản

1.1. Ngành nghề kinh doanh của công ty xuất khẩu nông sản

Ngành nghề kinh doanh khi đăng ký thành lập công ty vận chuyển hàng hóa là mã ngành nghề cấp 4, quy định tại quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Theo đó, mã ngành của công ty xuất khẩu nông sản thuộc nhóm dịch vụ vận tải đường bộ, cụ thể như sau: 

STT Ngành nghề kinh doanh Mã ngành
1. Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa 0118
2. Trồng cây hàng năm khác 0119
3. Trồng cây ăn quả 0121
4. Trồng cây gia vị, cây dược liệu, cây hương liệu lâu năm 0128
5. Chế biến và bảo quản rau quả 1030
6. Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống 4620
7. Bán buôn gạo, lúa mì, hạt ngũ cốc khác, bột mì 4631
8. Bán buôn thực phẩm 4632
9. Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp 4711
10. Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh 4721
11. Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh 4722

2. Điều kiện thành lập công ty xuất khẩu nông sản

Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về quyền tự do kinh doanh xuất nhập khẩu của các cá nhân, tổ chức như sau:

– Thứ nhất, thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo Phụ lục I Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định pháp luật.

Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.

– Thứ hai, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

– Thứ ba, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều kiện thành lập công ty xuất khẩu nông sản
Điều kiện thành lập công ty xuất khẩu nông sản

3. Hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu nông sản gồm những gì?

Trước khi thành lập công ty xuất nhập nhập khẩu nông sản, các cá nhân hoặc tổ chức cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ theo quy định như sau: 

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu chung
  • Các dự thảo điều lệ công ty xuất khẩu nông sản
  • Danh sách các thành viên công ty, cổ đông đối với các công ty cổ phần
  • Bản sao các giấy tờ như CMND căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân tham gia góp vốn
  • Bản sao quyết định tham gia góp vốn và quyết định bổ nhiệm người quản lý vốn góp, bản sao giấy đăng ký doanh nghiệp, bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện quản lý phần vốn góp đối với tổ chức tham gia góp vốn

4. Quy trình, thủ tục thành lập công ty xuất khẩu nông sản

Quy trình thủ tục thành lập công ty xuất khẩu nông sản với các bước từ nộp hồ sơ cho đến chờ xét duyệt và nhận kết quả, cụ thể như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Công ty cử người đại diện tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất khẩu nông sản đến phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty vận chuyển hàng hóa đặt trụ sở.

Bước 2: Chờ xét duyệt và nhận kết quả

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất khẩu nông sản hợp lệ, Sở kế hoạch và đầu tư sẽ xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Căn cứ khoản 1 điều 33 Nghị Định 01/2021/NĐ-CP). Trường hợp từ chối cấp phép, Sở KH&ĐT sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Công ty xuất khẩu nông sản thực hiện thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về việc đã đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Nếu công ty không công bố thông tin hoặc quá hạn sẽ bị phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng (Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP).

thành lập công ty xuất khẩu nông sản
thành lập công ty xuất khẩu nông sản

5. Một số lưu ý khi thành lập công ty xuất khẩu nông sản

Thành lập công ty xuất khẩu nông sản về cơ bản không quá phức tạp. Do đó, trước và sau khi thành lập công ty các cá nhân và tổ chức cần lưu ý một số vấn đề sau đây

5.1. Lưu ý trước khi thành lập công ty xuất khẩu nông sản

– Đăng ký mã ngành

Các cá nhân và tổ chức cần lựa chọn ngành nghề phải khớp theo mã ngành trong Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam được ghi nhận tại Phụ lục I Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Cụ thể, đối với ngành nghề xuất khẩu nông sản cũng có mã ngành riêng. Ví dụ: Bán buôn gạo, lúa mì, hạt ngũ cốc khác, bột mì – Mã ngành là 4631…

– Loại hình của công ty xuất khẩu nông sản

Chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với phương thức hoạt động cũng như mục đích kinh doanh và sự phát triển của công ty. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến bao gồm: Công ty TNHH, công ty cổ phần, hoặc công ty TN, công ty hợp danh… để làm loại hình cho công ty của mình.

– Tên tiếng Việt của công ty

Tên cho công ty xuất khẩu nông sản nên ưu tiên tên tiếng Việt. Trong đó cú pháp đặt tên là loại hình doanh nghiệp + tên riêng. Yêu cầu về tên doanh nghiệp:

  • Tên không được trùng với công ty khác
  • Tên doanh nghiệp phù hợp với văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. 
  • Tên doanh nghiệp không được sử dụng tên của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang để đặt tên công ty (Căn cứ điều 37, 38, 39 và 41 của Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14)

– Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp 

Trụ sở chính của công ty xuất khẩu nông sản đã được đăng ký trong giấy đề nghị thành lập công ty. Yêu cầu về địa chỉ:

  • Chính xác, rõ ràng và thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp
  • Địa chỉ có thể đặt tại nhà riêng đảm bảo các tiêu chí theo pháp luật để tiết kiệm chi phí nhưng không được đặt tại chung cư, nhà tập thể (Căn cứ khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở số 65/2014/QH13)
  • Địa chỉ công ty phải rõ ràng đủ 4 cấp xã/ phường/ thị trấn, quận/ huyện/ thị xã/ thành phố nghiêm cấm sử dụng địa chỉ công ty giả bởi đây là hành vi vi phạm pháp luật. 

– Điều kiện về vốn 

Khi thành lập công ty xuất khẩu nông sản, công ty cần lưu ý là phải chuẩn bị đủ vốn tối thiểu. Mức vốn sẽ tùy thuộc vào quy định về vốn của từng ngành nghề. Nếu ngành nghề không có yêu cầu về vốn thì công ty có thể tiến hành kê khai vốn điều lệ tùy ý tùy vào khả năng tài chính. Nếu ngành nghề có quy định về vốn thì bắt buộc công ty phải đóng đủ số vốn điều lệ hoặc cao hơn mức này. 

– Điều kiện về con dấu, các loại dấu

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu. Các cá nhân hoặc tổ chức khi thành lập công ty vận chuyển hàng hoá cần tuân thủ về kích thước, kiểu dáng con dấu sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. 

lưu ý khi thành lập công ty xuất khẩu nông sản
lưu ý khi thành lập công ty xuất khẩu nông sản

5.2. Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty xuất khẩu nông sản

Các cá nhân hoặc tổ chức sau khi được nhận giấy phép ĐKKD cho công ty xuất khẩu nông sản cần hoàn thiện nốt những vấn đề sau: 

  • Thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh con nếu xuất khẩu gạo
  • Tiến hành treo bảng hiệu tên công ty xuất khẩu nông sản tại trụ sở chính của doanh nghiệp
  • Thực hiện khắc con dấu công ty, hình thức con dấu có thể do doanh nghiệp tự lựa chọn
  • Kê khai và đóng thuế sau khi công ty xuất khẩu nông sản đi vào hoạt động có thực tế phát sinh
  • Thực hiện góp vốn vào công ty xuất khẩu nông sản theo quy định của pháp luật
  • Cử người đại diện đăng ký tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp 
  • Doanh nghiệp thông báo phát hành hóa đơn GTGT 
  • Thực hiện đăng ký sử dụng chữ ký số online (Token) để phục vụ mục đích đóng thuế cũng như nộp tờ khai thuế trực tuyến

6. Kế Toán Anh Minh – Cung cấp Dịch vụ thành lập công ty xuất khẩu nông sản

Việc thành lập công ty vận xuất khẩu nông sản nếu thực hiện theo đúng quy trình như trên sẽ giúp cá nhân và doanh nghiệp xin được cấp phép nhanh chóng. Tuy nhiên với những người lần đầu thực hiện mở công ty không lắm rõ về luật cũng như các quy định thủ tục hành chính thì đôi khi sẽ gặp khó khăn, thậm chí một số trường hợp còn bị phạt hành chính nếu làm sai. Do đó, để tiết kiệm thời gian và chi phí thành lập công ty vận chuyển hàng hóa  thì Kế Toán Anh Minh có thể giúp bạn xử lý và hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép một cách dễ dàng.

Kế Toán Anh Minh tự hào là đơn vị uy tín với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành vì đã giúp thành lập hàng nghìn doanh nghiệp đi vào hoạt động nhanh chóng với thủ tục hành chính pháp lý đơn giản. Chúng tôi cam kết:

– Cung cấp dịch vụ thành lập công ty trọn gói, cam kết không phí phát sinh

– Chi phí thành lập doanh nghiệp cạnh tranh hoặc rẻ hơn so với giá thị trường

– Dịch vụ đăng ký xin giấy phép kinh doanh nhanh chóng, chu đáo, đúng thời hạn, uy tín bảo mật thông tin

– Tư vấn chuyên sâu trước khi thành lập công ty (thế mạnh) 

Kế Toán Anh Minh - Cung cấp Dịch vụ thành lập công ty xuất khẩu nông sản
Kế Toán Anh Minh – Cung cấp Dịch vụ thành lập công ty xuất khẩu nông sản

Trên đây là toàn bộ thông tin về quy trình thành lập công ty xuất khẩu nông sảnKế Toán Anh Minh muốn chia sẻ cùng mọi người. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến việc mở công ty xuất khẩu nông sản hoặc bạn đang quan tâm đến dịch vụ mở công ty trọn gói thì hãy liên hệ Hotline: 0909.989.676 08.3729.6702 để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất.

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0913479676
    0909989676