Trong bối cảnh Việt Nam có gần 400.000 nhà hàng, quán ăn (số liệu năm 2022) nhiều thương nhân vẫn lựa chọn thành lập công ty dịch vụ ăn uống. Sở dĩ như vậy là do, kinh doanh dịch vụ ăn uống vẫn là lĩnh vực có tiềm năng lớn và đem đến nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Với lực lượng dân số đông, nhu cầu vui chơi, ăn uống bên ngoài ngày càng cao nên doanh thu thị trường ăn ngoài sau đại dịch covid-19 đã tăng vọt trở lại. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện và tất cả quy trình, thủ tục thành lập công ty sẽ được Kế Toán Anh Minh chia sẻ trong bài viết sau đây. 

1. Công ty dịch vụ ăn uống là công ty gì?

Công ty dịch vụ ăn uống là công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống. Trong đó, các thực phẩm sau khi chế biến gồm đồ ăn hoặc uống có thể phục vụ khách tại chỗ hoặc mang đi cho những khách khác hoặc các đơn vị có yêu cầu đặt hàng. Công ty dịch vụ ăn uống có thể hoạt động dưới hình thức nhà hàng, chuỗi cửa hàng ăn, quán ăn… 

Công ty dịch vụ ăn uống
Công ty dịch vụ ăn uống

1.1. Ngành nghề kinh doanh của công ty dịch vụ ăn uống

Khi thành lập công ty dịch vụ ăn uống các cá nhân hoặc tổ chức cần đăng ký mã ngành nghề kinh doanh. Theo đó, một số lĩnh vực ngành nghề kinh doanh liên quan đến dịch vụ ăn uống bao gồm: 

STT Tên ngành nghề Mã ngành nghề
1.  Dịch vụ đồ uống  5630
2. Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động 5610
3. Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng. 5621
4. Dịch vụ ăn uống khác. Chi tiết:

– Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng với khách hàng, trong khoảng thời gian cụ thể.

– Hoạt động nhượng quyển kinh doanh ăn uống.

– Cung cấp suất ăn theo hợp đồng ;

– Hoạt động nhượng quyền cung cấp đồ ăn uống tại các cuộc thi đấu thể thao và các sự kiện tương tự;

– Hoạt động của các căng tin và hàng ăn tự phục vụ trên cơ sở nhượng quyền.

5629
5. Dịch vụ phục vụ đồ uống 5630
6. Quảng cáo (trừ quảng cáo thuốc lá) 7310
7. Cho thuê xe có động cơ 7710
8. Cho thuê thiết bị thể thao, vui chơi giải trí 7721
9. Đại lý du lịch. Chi tiết:

– Kinh doanh đại lý lữ hành

7911

Luật du lịch 2017

10. Điều hành tua du lịch. Chi tiết:

– Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa;

– Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế;

7912

Luật du lịch 2017

11. Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch 7990
12. Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại 8230
13. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu. Chi tiết:

– Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh

(không bao gồm hoạt động đấu giá tài sản)

8299
14. Hoạt động của các công viên vui chơi và công viên theo chủ đề 9321
15. Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống 4620
16. Bán buôn gạo, lúa mỳ, hạt ngũ cốc khác, bột mỳ 4631
17. Bán buôn thực phẩm 4632
18. Bán buôn đồ uống 4633
19. Bán buôn sản phẩm thuốc lá, thuốc lào 4634
20. Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép 4641
21. Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình 4649
22. Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm 4651
23. Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông 4652
24. Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu 4669
25. Bán buôn tổng hợp 4690
26. Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp 4711
27. Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp 4719
28. Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh 4721
29. Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh 4722
30. Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh 4723
31. Bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh 4724
32. Bán lẻ thiết bị nghe nhìn trong các cửa hàng chuyên doanh 4742
33. Bán lẻ vải, len, sợi, chỉ khâu và hàng dệt khác trong các cửa hàng chuyên doanh 4751
34. Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh 4752
35. Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh 4759
36. Bán lẻ sách, báo, tạp chí văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh 4761
37. Bán lẻ băng đĩa âm thanh, hình ảnh (kể cả băng, đĩa trắng) trong các cửa hàng chuyên doanh 4762
38. Bán lẻ thiết bị, dụng cụ thể dục, thể thao trong các cửa hàng chuyên doanh 4763
39. Bán lẻ trò chơi, đồ chơi trong các cửa hàng chuyên doanh 4764
40. Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh 4771
41. Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh

(không bao gồm bán lẻ vàng miếng, súng, đạn loại dùng đi săn hoặc thể thao, tem và tiền kim khí)

4773
42. Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet. Chi tiết:

– Hoạt động thương mại điện tử (không bao gồm hoạt động đấu giá tài sản)

4791

Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử

43. Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt) 4931
44. Vận tải hành khách đường bộ khác. Chi tiết:

– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định

– Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng

4932

Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

45. Vận tải hàng hóa bằng đường bộ. Chi tiết:

– Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

4933

Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

46. Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa 5021
47. Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa 5022
48. Kho bãi và lưu giữ hàng hóa 5210
49. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt 5221
50. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy 5222
51. Bốc xếp hàng hóa 5224
52. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ 5225
53. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải. Chi tiết:

– Giao nhận hàng hóa;

– Gửi hàng;

– Sắp xếp hoặc tổ chức các hoạt động vận tải đường sắt, đường bộ, đường biển

– Hoạt động của các đại lý bán vé máy bay

5229
54. Dịch vụ lưu trú ngắn ngày. Chi tiết:

– Cơ sở lưu trú du lịch

5510

Luật Du lịch 2017

55. Cơ sở lưu trú khác 5590
Ngành nghề kinh doanh của công ty dịch vụ ăn uống
Ngành nghề kinh doanh của công ty dịch vụ ăn uống

2. Điều kiện thành lập công ty dịch vụ ăn uống

Kinh doanh dịch vụ ăn uống là một trong những lĩnh vực có điều kiện. Theo đó, trước khi thành lập công ty về lĩnh vực dịch vụ ăn uống, các cá nhân và tổ chức cần đáp ứng một số điều kiện sau:

  • Bếp ăn yêu cầu sạch sẽ, các thực phẩm được phân khu và đảm bảo không bị nhiễm chéo những thực phẩm chưa qua chế biến và đã qua chế biến
  • Nguồn nước đảm bảo đủ, đạt quy chuẩn phục vụ chế biến thực phẩm
  • Yêu cầu có trang thiết bị hiện đại xử lý rác thải đúng quy chuẩn, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ 
  • Hệ thống xử lý nước thải ở các cửa hàng ăn uống phải đảm bảo thông thoát, không ứ đọng, đảm bảo mỹ quan và vệ sinh sạch sẽ
  • Hệ thống nhà hàng, cửa hàng ăn uống phải thoáng mát, đủ ánh sáng, không gian hợp thẩm mỹ, luôn vệ sinh ngăn nắp gọn gàng có biện pháp diệt côn trùng và động vật gây hại
  • Có hệ thống thiết bị bảo quản thực phẩm như máy lạnh, tủ lạnh, tủ đông… đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Yêu cầu có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

3. Hồ sơ thành lập công ty dịch vụ ăn uống gồm những gì?

Để xin giấy phép thành lập công ty dịch vụ ăn uống, các cá nhân và tổ chức cần chuẩn bị một bộ hồ sơ với đầy đủ các giấy từ như sau:

  • Giấy đăng ký thành lập công ty dịch vụ ăn uống theo mẫu chung
  • Các điều lệ và dự thảo của công ty
  • Danh sách các thành viên và cổ đông của công ty, người đại diện và những thành viên thuộc ban lãnh đạo
  • Bản sao chứng thực các giấy tờ như chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn đối với cá nhân
  • Bản sao chứng thực các giấy tờ như giấy chứng nhận thành lập công ty, giấy đăng ký doanh nghiệp, kèm giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền đối với tổ chức
  • Các giấy tờ chứng minh về trụ sở công ty như hợp đồng thuê nhà, mượn nhà, quyền sở hữu nhà đất hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương 
  • Giấy ủy quyền cho đơn vị thực hiện (nếu có).
Hồ sơ thành lập công ty dịch vụ ăn uống
Hồ sơ thành lập công ty dịch vụ ăn uống

4. Quy trình, thủ tục thành lập công ty dịch vụ ăn uống

Để thành lập công ty dịch vụ ăn uống, doanh nghiệp cần thực hiện với quy trình bàn bản và với các bước cụ thể như sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ lên Sở KH&ĐT

Người đại diện của công ty dịch vụ ăn uống hoặc đơn vị được công ty ủy quyền hợp pháp sẽ mang theo hồ sơ và tiến hành nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.

  • Bước 2: Chờ xét duyệt và nhận kết quả

(Căn cứ khoản 1 điều 33 Nghị Định 01/2021/NĐ-CP) sau khi tiếp nhận hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở kế hoạch và đầu tư sẽ xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp

  • Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là việc làm cần thiết đối với các công ty mới thành lập. Theo đó, công ty dịch vụ ăn uống sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Nếu công ty không công bố thông tin hoặc quá hạn sẽ bị phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng (Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP)

thành lập công ty dịch vụ ăn uống
thành lập công ty dịch vụ ăn uống

5. Một số lưu ý khi thành lập công ty dịch vụ ăn uống

Một số vấn đề cần lưu ý trước và sau khi thành lập công ty dịch vụ ăn uống mà các doanh nghiệp cần quan tâm:

5.1. Lưu ý trước khi thành lập thành lập công ty dịch vụ ăn uống

– Loại hình công ty

Mỗi công ty đều có mục đích kinh doanh và phát triển khác nhau. Do đó, mọi người có thể lựa chọn loại hình công ty phù hợp với điều này, các loại hình phổ biến gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cp, hoặc công ty tư nhân, công ty hợp danh… 

– Tên doanh nghiệp

Với công ty dịch vụ ăn uống, doanh nghiệp nên chọn tên rõ ràng, không trùng lặp, không sử dụng tên vi phạm (tên trùng với tên của bộ ngành, cơ quan nhà nước…), tên công ty dễ đọc và đặc biệt phải phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. 

– Địa chỉ trụ sở chính

Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận  ĐKKD là công ty phải có địa chỉ thực, nghiêm cấm sử dụng địa chỉ giả. Yêu cầu về địa chỉ:

  • Không được đặt tại chung cư, nhà tập thể (Căn cứ khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở số 65/2014/QH13)
  • Địa chỉ công ty phải rõ ràng, bao gồm 4 cấp từ nhà riêng, xã… cho đến cấp thành phố trực thuộc trung ương
  • Có thể đặt công ty tại nhà riêng để tiết kiệm chi phí nhưng cần đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị khi công ty đi vào hoạt động

– Người đại diện theo pháp luật

Đây là một trong những việc làm cần thiết, mỗi công ty nên chuẩn bị ít nhất 1 người đại điện. Tiêu chí để chọn người đại diện bao gồm: Đủ hành vi dân sự, đủ năng lực và trách nghiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty.

– Chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh

Cá nhân và doanh nghiệp cần chọn và đăng ký ngành nghề kinh doanh sao cho phù hợp với dịch vụ ăn uống, các mã ngành như 5630, 5610… 

– Chuẩn bị vốn cũng như kê khai vốn điều lệ phù hợp

Doanh cần chuẩn bị đủ vốn theo mức quy định, trường hợp mã ngành nghề kinh doanh không quy định về mức vốn thì công ty có thể kê khai vốn theo năng lực tài chính sao cho phù hợp. 

lưu ý khi thành lập công ty dịch vụ ăn uống
lưu ý khi thành lập công ty dịch vụ ăn uống

5.2. Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty dịch vụ ăn uống

Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh, các cá nhân và tổ chức công ty dịch vụ ăn uống cần tiến hành các công việc sau đây:

– Thực hiện treo bảng hiệu tại trụ sở chính công ty dịch vụ ăn uống

– Tiến hành khắc dấu, các loại dấu theo quy định, về hình thức dấu công ty có thể tự chọn nhưng cần đảm bảo đủ thông tin về tên công ty và mã số thuế trên con dấu

– Mở tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số điện tử, số tài khoản bán lại với cơ quan có thẩm quyền

– Thực hiện hoặc thuê hoặc sử dụng dịch vụ kế toán thuế

– Tiến hành thông báo phát hành hóa đơn GTGT, kê khai thuế và đóng thuế theo thực tế phát sinh khi công ty đi vào hoạt động. 

6. Kế Toán Anh Minh – Cung cấp Dịch vụ thành lập công ty dịch vụ ăn uống

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mở công ty, Kế Toán Anh Minh luôn thông thạo các thủ tục hành chính, pháp lý và cập nhật những điều lệ, dự thảo mới nhất để bắt kịp xu hướng hiện hành giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian thành lập công ty. Đặc biệt, trong thời gian qua Kế Toán Anh Minh đã giúp hàng trăm nghìn công ty đi vào hoạt động với dịch vụ thành lập công ty trọn gói. Kế Toán Anh Minh – Cung cấp Dịch vụ thành lập công ty dịch vụ ăn uống: 

– Thực hiện tư vấn chuyên sâu trước khi thành lập công ty 

– Tư vấn về việc chuẩn bị hồ sơ (các giấy tờ, điều kiện) để xin giấy đăng ký kinh doanh

– Tư vấn các bước về quy trình, thủ tục khi thành lập công ty để khách hàng nắm rõ

– Hỗ trợ công ty hoàn thiện các thủ tục sau khi thành lập công ty như khắc dấu, tư vấn vận hành bộ máy hành chính, sử dụng dịch vụ kế toán…

– Luôn đồng hành cùng công ty trong suốt quá trình hoạt động, và hỗ trợ xử lý các vấn đề liên quan đến pháp luật khi doanh nghiệp có nhu cầu

– Bảo mật thông tin của khách hàng là điều quan trọng mà Kế Toán Anh Minh luôn đề cao

Kế Toán Anh Minh - Cung cấp Dịch vụ thành lập công ty dịch vụ ăn uống
Kế Toán Anh Minh – Cung cấp Dịch vụ thành lập công ty dịch vụ ăn uống

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách thành lập công ty dịch vụ ăn uống theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp, mọi người gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính hoặc chưa biết bắt đầu từ đâu để mở công ty thì hãy liên hệ ngay tới Hotline: 0909.989.676 08.3729.6702 để được hướng dẫn chi tiết. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ mở công ty trọn gói, nhanh chóng, uy tín, kịp thời hạn theo đúng pháp luật hiện hành. 

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0913479676
    0909989676