Nhu cầu thuê gia sư dạy kèm con tại các gia đình Việt Nam ngày càng tăng, bởi đa số học sinh học lệch. Các môn học yếu phụ huynh thường cho con học thêm để có sự đồng đều với các bộ môn khác. Và nhận thấy thị trường gia sư tại Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhiều chủ đầu tư đã quyết định thành lập công ty gia sư để đáp ứng nhu cầu của người học cũng như kinh doanh thu lợi nhuận. Vậy để mở công ty trong lĩnh vực này cần những điều kiện và thủ tục gì? Hãy cùng Kế Toán Anh Minh tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
1. Công ty gia sư là công ty gì?
Công ty gia sư là công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ gia sư cho những người có nhu cầu học thêm (học sinh, sinh viên), những gia đình có con muốn học thêm hay chuyên sâu ở một số môn học. Công ty là cầu nối giữa những người cần học và các gia sư.
Trong đó, gia sư là người có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy ở một lĩnh vực hoặc nhiều lĩnh vực, cũng như cung cấp các kỹ năng cho học sinh. Gia sư sẽ giúp học sinh tập trung vào những nhu cầu học riêng từng môn thay vì học kiến thức chung tại trường.

1.1. Ngành nghề kinh doanh của công ty gia sư
Trước khi thành lập công ty gia sư, một trong những điều quan trọng mà mọi người cần lưu ý là đăng ký ngành nghề kinh doanh cho công ty. Theo đó, mã ngành kinh doanh của doanh nghiệp thuộc mã ngành nghề cấp 4 nằm trong hệ thống ngành nghề kinh doanh của Việt Nam. Cụ thể như sau:
Tên | Ngành nghề | Mã ngành |
1 | Giáo dục khác chưa được phân vào đâu | 8559 |
Ngoài mã ngành 8559 ra thì công ty gia sư có thể lựa chọn một số ngành nghề kinh doanh có liên quan khác để đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
2. Điều kiện thành lập công ty gia sư
Gia sư là một trong những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Với đặc thù nghề nghiệp gần giống với giáo viên và liên quan đến giáo dục về kiến thức cho con người nên để thành lập công ty gia sư các chủ đầu tư cần đáp ứng được một số điều kiện sau đây:
– Điều kiện đối với giám đốc công ty hoặc trung tâm gia sư
+ Đủ sức khỏe
+ Yêu cầu có trình độ văn hóa theo từng cấp đúng với quy định của pháp luật về giáo dục
+ Người đứng đầu công ty không phải là công/viên chức. Họ là người có đầy đủ hành vi dân sự, không phạm tội hình sự, không bị áp dụng các biện pháp giáo dục tại cơ quan thẩm quyền hoặc các trung tâm chữa bệnh
+ Yêu cầu đã hoạt động ít nhất 3 năm trong ngành giáo dục, tuổi từ 25 – 65 tuổi
– Các đối tượng được phép hoạt động
+ Yêu cầu thành lập công ty với đúng mục đích hoạt động và ngành nghề kinh doanh là giáo dục và đào tạo. Và sau này khi công ty được cấp phép hoạt động mới có thể thành lập trung tâm gia sư theo quyết định của công ty.

– Điều kiện đối với giáo viên, gia sư của công ty
+ Đủ sức khỏe để giảng dạy
+ Trình độ văn hóa đạt theo từng cấp học
+ Đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, có tư cách phẩm chất đạo đức tốt và hoàn thành tốt nghĩa vụ được giao phó
+ Toàn bộ giáo viên, gia sư không thuộc các đối tượng phạm tội, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị tạm giam…
+ Tất cả các giáo viên, gia sư đều có sự quản lý của cấp trên. Với những người hưởng lương từ đơn vị công lập thì chỉ được dạy thêm ngoài nhà trường đối với các học sinh dạy thêm giờ của thủ trưởng, cơ quan quản lý giáo viên này
3. Hồ sơ thành lập công ty gia sư gồm những gì?
Để đăng ký thành lập công ty gia sư các doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ với các giấy tờ theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể, thành phần hồ sơ bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu chung mới nhất
– Các dự thảo và điều lệ của công ty gia sư
– Danh sách các thành viên của công ty ứng với từng loại hình doanh nghiệp
– Bản sao chứng thực các giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người ĐDPL thuộc doanh nghiệp
– Bản sao chứng thực các giấy tờ pháp lý cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông, giấy tờ của tổ chức với thành viên và giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện ủy quyền và văn bản cử người đại diện ủy quyền.

4. Quy trình, thủ tục thành lập công ty gia sư
Cũng giống như thành lập nhiều công ty khác, để thành lập doanh nghiệp gia sư các cá nhân và tổ chức sẽ tiến hành theo đúng quy trình, thủ tục với các bước như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ để gửi lên cơ quan có thẩm quyền với mục đích là xin cấp phép hoạt động. Thành phần hồ sơ với các giấy tờ cần thiết đã được nêu cụ thể trong mục 3.
- Bước 2: Nộp hồ sơ lên Sở kế hoạch và đầu tư
Doanh nghiệp cử người đại diện đem theo hồ sơ đến nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở. Hoặc công ty có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ online qua cổng thông tin quốc gia.
- Bước 3: Chờ xét duyệt và nhận kết quả
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét trong 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ Sở KH&ĐT sẽ có văn bản trả lời cụ thể và nêu rõ lý do.

5. Một số lưu ý khi thành lập công ty gia sư
Về cơ bản thì gia sư cũng là một trong những ngành nghề có liên quan đến giáo dục. Do đó, khi kinh doanh cung cấp các dịch vụ về gia sư, các doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
5.1. Lưu ý trước khi thành lập công ty gia sư
– Người đại diện công ty gia sư: Là người có đủ năng lực hành vi dân sự, trình độ văn hóa, kinh nghiệm quản lý và không đang chịu các hình phạt tù có thời hạn. Về pháp nhân thì đảm bảo đang hoạt động và được thành lập công ty hợp pháp.
– Năng lực tài chính: Doanh nghiệp gia sư cần đảm bảo góp đủ số pháp định trong trường hợp pháp định có quy định về mức vốn và có năng lực tài chính để vận hành công ty.
– Ngành nghề kinh doanh: Đáp ứng các điều kiện về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và những ngành nghề cần xin giấy phép con.
– Trụ sở công ty: Yêu cầu phải có địa chỉ rõ ràng, không sử dụng địa chỉ giả. Địa chỉ công ty gia sư phải thuộc lãnh thổ Việt Nam, có đầy đủ thông tin về: Địa chỉ liên lạc, số điện thoại, số fax, thư điện tử…
– Tên doanh nghiệp: Tên tiếng Việt của doanh nghiệp = Loại hình DN + Tên riêng. Yêu cầu, tên công ty phù hợp với văn hóa Việt Nam, không trùng lặp với đơn vị khác, không đặt tên trùng với tên các cơ quan chức năng, đơn vị nhà nước… Tên công phải được gắn tại trụ sở chính và xuất hiện trên các giấy tờ giao dịch.

5.2. Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty gia sư
Sau khi công ty gia sư nhận được giấy chứng nhận kinh doanh sẽ cần hoàn thiện nốt một số thủ tục sau đây:
– Treo bảng hiệu tên công ty tại trụ sở chính
– Tiến hành khắc con dấu, hình thức và kích thước con dấu có thể do công ty tùy chọn nhưng cần đáp ứng đầy đủ thông tin trên con dấu về tên công ty + mã số thuế
– Mua chữ ký số, hóa đơn điện tử
– Mở tài khoản ngân hàng, thông báo số tài khoản với cơ quan thuế
– Đăng ký tài khoản thuế điện tử để tiện cho việc nộp thuế online
– Sử dụng dịch vụ kế toán thuế
– Đóng thuế khi công ty đi vào hoạt động có thực tế phát sinh
– Hoàn tất bộ máy hoạt động công ty
6. Kế Toán Anh Minh – Cung cấp Dịch vụ thành lập công ty gia sư
Kế Toán Anh Minh không chỉ cung cấp dịch vụ thành lập công ty gia sư mà còn cung cấp dịch vụ mở công ty với đa lĩnh vực. Bạn sẽ cảm thấy hài lòng khi lựa chọn dịch vụ mở công ty do Kế Toán Anh Minh cung cấp bởi nhiều lý do:
– Cung cấp dịch vụ mở công ty trọn gói
– Tư vấn chuyên sâu cho doanh nghiệp trước khi thành lập công ty
– Xử lý hồ sơ nhanh, uy tín, theo đúng pháp luật
– Tư vấn về các ngành nghề cần xin giấy phép con
– Ký hợp đồng dịch vụ minh bạch với khách hàng
– Cam kết xử lý nhanh – kịp thời hạn
– Bảo mật thông tin của khách hàng
– Chi phí trọn gói, không phát sinh, nhiều sự lựa chọn ở các gói dịch vụ khác nhau
– Hỗ trợ tư vấn sau khi công ty đi vào hoạt động về các thủ tục hành chính, pháp lý

Trên đây là quy trình, thủ tục và điều kiện thành lập công ty gia sư. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các thủ tục khi thành lập công ty mà các cá nhân, tổ chức chưa nắm rõ hoặc đang gặp khó khăn khi thành lập công ty thì hãy liên hệ ngay tới Hotline: 0909.989.676 – 08.3729.6702 để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất.