Báo cáo thuế là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện theo định kỳ. Báo cáo thuế là quá trình kê khai và nộp tất cả các loại thuế mà nhà nước đã quy định. Tùy theo doanh thu của doanh nghiệp mà kỳ báo cáo thuế của mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Vậy các loại báo cáo thuế phải nộp hàng tháng, hàng quý là gì hãy cùng Kế toán Anh Minh tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé.
Lập báo cáo thuế là gì?
Lập báo cáo thuế là hoạt động thường niên của một doanh nghiệp nhằm kê khai các hóa đơn thuế GTGT đầu vào và đầu ra phát sinh trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan thuế. Qua đó các cơ quan quản lý thuế có thể nắm bắt được tình hình hoạt động chung của các doanh nghiệp.
Báo cáo thuế là nghĩa vụ bắt buộc đối và là trách nhiệm quan trọng với mọi doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp lâu năm hay chỉ mới thành lập, nó thể hiện sự nghiêm túc của doanh nghiệp khi thi hoàn thành nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Hàng tháng và hàng quý định kỳ, các doanh nghiệp cần lưu ý lập các báo cáo thuế bao gồm các loại tờ khai sau : Thuế GTGT, thuế TNCN, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, tạm tính tiền thuế TNDN (nếu có).
Các loại báo cáo thuế phải nộp hàng tháng, hàng quý
Các doanh nghiệp thông thường sẽ phải nộp báo cáo thuế định kỳ theo tháng hoặc quý. Báo cáo thuế là nghĩa vụ bắt buộc mọi doanh nghiệp cần phải tuân theo. Nếu không báo cáo thuế nghĩa là doanh nghiệp không tuân theo quy định pháp luật và sẽ chịu phạt tùy theo mức độ vi phạm. Doanh nghiệp cần chuẩn bị lập các báo cáo thuế cần thiết sau đây để nộp cho cơ quan nhà nước theo quy định.
Thuế giá trị gia tăng (GTGT):
Đầu tiên, cần xác định được doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý, kê khai theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp. Từ đó, sẽ chọn được mẫu tờ khai thuế GTGT thích hợp để nộp.
- Xác định doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý
- Các doanh nghiệp mới thành lập sẽ kê khai theo quý.
- Các doanh nghiệp đang hoạt động, nếu doanh thu năm trước liền kề từ 50 tỷ trở lên sẽ kê khai theo tháng, nếu doanh thu từ 50 tỷ trở xuống sẽ kê khai theo quý
- Xác định doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hay phương pháp khấu trừ:
- Các doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ trên năm thì kê khai theo phương pháp trực tiếp, trừ trường hợp doanh nghiệp tự đăng ký kê khai theo phương pháp khấu trừ.
- Các doanh nghiệp đang hoạt động và có doanh thu từ 1 tỷ trở lên trên năm, và doanh nghiệp đăng ký tự nguyện thì sẽ kê khai theo phương pháp khấu trừ.
- Các tờ khai thuế GTGT phải nộp:
- Nếu kê khai theo phương pháp khấu trừ: Doanh nghiệp cần nộp tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 01/GTGT. Lưu ý: Với doanh nghiệp mới thành lập muốn kê khai theo phương pháp khấu trừ thì cần phải đăng ký nộp Mẫu 01/GTGT trước.
- Nếu kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
- Trực tiếp trên GTGT: Doanh nghiệp nộp tờ khai thuế GTGT theo mẫu 03/GTGT
- Trực tiếp trên doanh thu: Doanh nghiệp nộp tờ khai thuế GTGT theo mẫu 04/GTGT
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Căn cứ vào chứng từ và sổ sách kế toán của doanh nghiệp, bộ phận kế toán sẽ tạm tính số tiền thuế TNDN phải nộp, không cần nộp tờ khai thuế TNDN. Nếu phát sinh số tiền thuế TNDN thì chỉ cần nộp thuế TNDN thời gian nộp thuế TNDN chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo.
Lưu ý: Đến cuối năm tài chính nếu số tiền thuế TNDN tạm nộp hàng quý thấp hơn số thuế TNDN thể hiện trên Báo cáo quyết toán thuế TNDN lớn hơn 20%, thì doanh nghiệp sẽ bị phạt vì chậm nộp tiền thuế TNDN đối với phần chênh lệch 20% này.
Số thuế TNDN tạm nộp của 4 quý không được thấp hơn 80% so với quyết toán năm. (Trường hợp đã tạm nộp 75% cho 3 quý rồi thì ko áp dụng quy định 80% 4 quý đối với kỳ 2021)
Báo cáo thuế thu nhập cá nhân
- Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý thì tờ khai thuế TNCN cũng sẽ kê khai theo quý.
- Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng, thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
+ Trường hợp 1: Nếu số thuế TNCN phải nộp trong tháng nhỏ hơn 50 triệu đồng thì kê khai theo quý.
+Trường hợp 2: Nếu số thuế TNCN phải nộp trong tháng lớn hơn 50 triệu đồng thì kê khai theo tháng.
- Việc xác định các trường hợp kê khai như bên trên sẽ được xác định một lần vào tháng đầu tiên của năm tài chính.
- Nếu trong tháng/quý, doanh nghiệp không trả thu nhập, hoặc có trả thu nhập mà không đến mức khấu trừ thuế, sẽ không phải nộp tờ khai thuế TNCN.
- Doanh nghiệp nộp báo cáo thuế TNCN theo mẫu tờ khai 05/KK-TNCN.
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý
- Từ ngày 1/7/2022, tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá thể và cá nhân kinh doanh đều phải thay thế hóa đơn giấy sang sử dụng hóa đơn điện tử . Các đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định 123 sẽ không cần phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử.
- Khi đã được cơ quan thuế chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử, người nộp thuế có thể tiến hành lập các hóa đơn khi bán hàng, cung cấp dịch vụ cụ thể như sau:
- Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế: Khi tiến hành lập hóa đơn người bán gửi hóa đơn tới cơ quan thuế để được cấp mã, sau đó mới được gửi cho người mua.
- Đối với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế: Thì người bán sẽ lập hóa đơn và gửi cho người mua, dữ liệu của hóa đơn điện tử sẽ được người bán gửi tới Cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hoặc chuyển trực tiếp cho cơ quan thuế.
- Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà người bán sẽ phải chuyển đầy đủ nội dung hóa đơn tới Cơ quan thuế nhưng chậm nhất là cùng ngày gửi cho người mua, hoặc có thể chuyển với hình thức là Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử (theo Mẫu 01/TH-HĐĐT) theo hạn nộp hồ sơ kê khai thuế GTGT. Trường hợp đặc biệt, nếu người bán bán xăng dầu thì phải chuyển Bảng tổng hợp trong ngày cho cơ quan thuế.
- Như vậy có thể thấy tất cả các loại hóa đơn điện tử có mã hay không có mã của Cơ quan thuế đều đã được gửi dữ liệu tới cơ quan thuế và được lưu trữ dữ liệu tại cơ quan thuế. Do đó, người nộp thuế không cần phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng Quý (BC26/AC) như trước đây.
- Theo như quy định mới hiện nay, một số tổ chức và hộ, cá nhân kinh doanh đang sử dụng hóa đơn mua của Cơ quan thuế vẫn cần phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo Quy định tại Khoản 1, Điều 29, Nghị định 123 của chính phủ.
- Trong trường hợp doanh nghiệp gặp sự cố của cơ quan thuế thì cơ quan thuế có giải pháp bán hóa đơn do cơ quan thuế đặt in cho một số tổ chức, cá nhân để sử dụng. Sau khi hệ thống cấp mã của cơ quan thuế được khắc phục thì chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế các tổ chức, cá nhân gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn giấy đã mua của cơ quan thuế theo Mẫu số BC26/HĐG
- Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ khi chia, tách, giải thể, phá sản, sáp nhập, chuyển đổi sở hữu, cho thuê hay giao, bán, khoán doanh nghiệp nhà nước cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế.
Thời hạn nộp các loại báo thuế cho doanh nghiệp
Thời hạn nộp các loại báo cáo thuế cho doanh nghiệp rất quan trọng và cần được các kế toán trong doanh nghiệp ghi nhớ kỹ lưỡng để tránh bị xử phạt . Lịch nộp báo cáo thuế thường ổn định qua các năm và ít khi có sự thay đổi, trừ trường hợp rơi vào ngày lễ hoặc chủ nhật. Cụ thể như sau:
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo tháng, quý được quy định như sau:
- Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo nếu kê khai theo tháng
- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo nếu kê khai theo quý.
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm:
- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán năm
- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm.
- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với các hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của các cá nhân trực tiếp quyết toán thuế.
- Doanh nghiệp khai thuế theo từng lần phát sinh: chậm nhất là ngày thứ 10 sau khi phát sinh chứng từ.
Trên đây là những chia sẻ về các loại báo cáo thuế phải nộp hàng tháng mà doanh nghiệp phải thực hiện. Hy vọng qua bài viết trên các bạn có thể hiểu rõ hơn về quá trình thực hiện các báo cáo thuế sao cho đúng quy định. Nếu có thắc mắc gì thêm hãy liên hệ với Kế toán Anh Minh ngay để được tư vấn tận tình và nhanh nhất.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN VÀ ĐẠI LÝ THUẾ ANH MINH
Hotline / Zalo tư vấn : 0909.989.676 – 0913.479.676 (MS.HẠNH)
Website: ketoanthuduc.vn – thanhlapcongtyvn.com.vn
Email : tax.anhminh@gmail.com
Trụ sở chính: 52/28/2 Đường số 12, Tam Bình, Thủ Đức, Tp.HCM
Chi Nhánh 1: 32 Đường B1, Khu đô thị VCN Phước Hải, P. Phước Hải, TP. Nha Trang, Khánh Hòa
Chi Nhánh 2: 47/5/27 đường Đông Tác, Kp. Đông Tác, P. Tân Đông Hiệp, Tx. Dĩ An, Bình Dương