Kinh doanh thực phẩm luôn được đánh giá là mặt hàng có tiềm năng và ổn định ở bất cứ mọi thời điểm, thậm chí trong đại dịch bệnh thì thực phẩm vẫn thuộc ngành hàng thiết yếu phục vụ con người. Do đó, nhiều cá nhân và tổ chức muốn thành lập công ty kinh doanh thực phẩm. Để quá trình xin cấp giấy phép diễn ra thuận lợi, mọi người có thể tham khảo chi tiết bài viết của Kế Toán Anh Minh dưới đây.
1. Công ty kinh doanh thực phẩm là công ty gì?
Công ty kinh doanh thực phẩm là công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm với các hoạt động chính là vận chuyển, buôn bán thực phẩm, bảo quản, giới thiệu, thu mua thực phẩm… Tuy nhiên, kinh doanh thực phẩm là ngành nghề kinh doanh có liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng nên các doanh nghiệp cần phải đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm bằng cách phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

1.1. Ngành nghề kinh doanh của công ty kinh doanh thực phẩm
Ngành nghề kinh doanh của công ty kinh doanh thực phẩm thuộc mã ngành cấp 4. Theo đó, để thành lập công ty kinh doanh thực phẩm, các cá nhân và tổ chức cần đăng ký mã ngành phù hợp với mục đích kinh doanh, cụ thể như sau:
STT | Ngành nghề | Mã ngành nghề |
1. | Bán buôn thực phẩm. | 4632 |
2. | Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp | 4711 |
3. | Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh. | 4722 |
4. | Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống
(Loại nhà nước cho phép). |
4620 |
5. | Bán buôn gạo, lúa mì, hạt ngũ cốc khác, bột mì. | 4631 |

2. Điều kiện thành lập công ty kinh doanh thực phẩm
Kinh doanh thực phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó, các cá nhân hoặc tổ chức trước khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
Điều kiện về cơ sở sản xuất, kinh doanh
– Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
– Nguồn nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở có hệ thống vận hành và xử lý nước thải thường xuyên theo quy định của pháp luật;
– Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm;
– Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Nơi bảo quản quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; đảm bảo đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm.
Điều kiện về vận chuyển thực phẩm
– Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;
– Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển;
– Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo.
Điều kiện về bảo quản thực phẩm
– Nguồn nguyên liệu phải có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo đủ các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Có lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Hóa chất độc hại không để cùng thực phẩm trong quá trình bảo quản, vận chuyển để tránh nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
Ngoài những điều kiện chung ở trên, tùy theo hình thức kinh doanh thực phẩm cụ thể, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn phải đáp ứng các điều kiện đặc biệt khác. Ví dụ: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống phải đảm bảo các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất…; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống như nhà hàng, quán ăn… phải đảm bảo các điều kiện về nhà bếp, nhà ăn…

3. Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm gồm những gì?
Trước khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm, các cá nhân và tổ chức cần chuẩn bị một bộ hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ như sau để nộp lên Sở kế hoạch và Đầu tư để xin giấy phép kinh doanh.
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu chung
– Các dự thảo điều lệ công ty kinh doanh thực phẩm
– Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên và danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần
– Bản sao hợp lệ CMND căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực; đối với cá nhân
– Bản sao quyết định tham gia góp vốn và quyết định bổ nhiệm người quản lý vốn góp, bản sao giấy đăng ký doanh nghiệp, bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người – đại diện quản lý phần vốn góp đối với tổ chức
– Các giấy tờ trên kèm theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào công ty, doanh nghiệp Việt nam, nếu là người nước ngoài
4. Quy trình, thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm
Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm cũng giống như nhiều công ty khác với các thủ tục và quy trình theo đúng pháp luật, để quá trình xin cấp giấy phép diễn ra thuận lợi doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ
Người đại diện của công ty kinh doanh thực phẩm mang theo nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty và nộp tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.
- Bước 2: Chờ xét duyệt và nhận kết quả
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Sở kế hoạch và đầu tư sẽ xem xét và tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ. (Căn cứ khoản 1 điều 33 Nghị Định 01/2021/NĐ-CP) trường hợp doanh nghiệp bị từ chối cấp phép, Sở KH&ĐT có văn bản trả lời cụ thể.
- Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp giấy chứng nhận ĐKKD, Công ty kinh doanh thực phẩm thực hiện thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia. Nếu công ty không công bố thông tin hoặc quá hạn sẽ bị phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng (Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP).

5. Một số lưu ý khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm
Kinh doanh thực phẩm là lĩnh vực thu hút nhiều chủ đầu tư, tuy nhiên đây lại là mã ngành nghề có điều kiện. Do đó, trước và sau khi thành lập công ty, mọi người cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
5.1. Lưu ý trước khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm
– Mã ngành nghề: Doanh nghiệp khi đăng ký mã ngành cần phải khớp theo mã ngành trong Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam được ghi nhận tại Phụ lục I Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Cụ thể, đối với ngành nghề kinh doanh thực phẩm có mã ngành riêng như 4632, 4711…
– Loại hình doanh nghiệp: Công ty cp, Công ty TNHH, hoặc công ty hợp danh, công ty tư nhân là những mã ngành nghề phổ biến mà công ty kinh doanh thực phẩm có thể lựa chọn 1 trong số mã ngành này.
– Tên doanh nghiệp: Loại hình doanh nghiệp + tên riêng. Cú pháp đặt tên này phù hợp với hầu hết các công ty mới thành lập. Yêu cầu về tên công ty: Không trùng lặp, phù hợp với văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Lưu ý, cấm đặt tên giống với cơ quan nhà nước, quân đội, bộ ngành (Căn cứ điều 37, 38, 39 và 41 của Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14)
– Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp: Trụ sở chính của công ty đã được đăng ký tư trước. Yêu cầu địa chỉ của công ty phải chính xác, rõ ràng và thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp. Địa chỉ công ty nên dễ tìm, không sử dụng địa chỉ giả. Lưu ý, khi lựa chọn địa chỉ doanh nghiệp không được đặt tại chung cư, nhà tập thể (Căn cứ khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở số 65/2014/QH13).
– Điều kiện về vốn: Theo quy định của pháp luật khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm không yêu cầu về vốn pháp định nên công ty có thể lựa chọn vốn theo năng lực tài chính của công ty. Lưu ý: Nếu Vốn điều lệ trên 10 tỷ thuế môn bài phải nộp là 3.000.000đ/ năm; Vốn điều lệ dưới 10 tỷ thuế môn bài phải nộp là 2.000.000đ/ năm.

5.2. Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm
Các doanh nghiệp sau khi được cấp giấy phép kinh doanh cần hoàn thiện một số thủ tục và tiến hành thực hiện một số việc làm sau:
– Làm biển và treo biển tên tại trụ sở công ty kinh doanh thực phẩm
– Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm
– Đăng ký tài khoản với Sở Kế hoạch và Đầu tư;
– Thực hiện đăng ký nộp thuế điện tử;
– Đăng ký và mua chữ ký số điện tử
– Người đại diện kê khai và nộp thuế môn bài và các loại thuế khác theo thực tế phát sinh
– Sử dụng dịch vụ kế toán và đóng BH cho nhân viên
– Phát hành hóa đơn điện tử, hóa hơn GTGT
6. Kế Toán Anh Minh – Cung cấp Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mở công ty, Kế Toán Anh Minh là đơn vị được nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ trong suốt thời gian qua. Chúng tôi quy tụ đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn cũng như tường tận các quy định, thủ tục liên quan đến hệ thống luật pháp Việt Nam giúp xử lý nhanh gọn các thủ tục, hành chính pháp lý.
Đặc biệt, để giúp mọi người nắm rõ những quy định trước và sau khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm, Kế Toán Anh Minh sẽ tư vấn chi tiết cho khách hàng với từng hạng mục như:
– Tư vấn kỹ trước khi thành lập công ty
– Tư vấn chi tiết về điều kiện thành lập công ty và các điều kiện cần đến giấy phép con khi công ty đi vào hoạt động
– Tư vấn về việc góp vốn
– Tư vấn về cơ cấu, tổ chức của công ty
– Hỗ trợ doanh nghiệp các công việc sau khi thành lập công ty

Trên đây là tất cả kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh thực phẩm, nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến quy trình, thủ tục thành lập công ty thuộc lĩnh vực này, mọi người có thể liên hệ trực tiếp tới Hotline: 0909.989.676 – 08.3729.6702 để được nghe tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất. Mở công ty Việt Nam Kế Toán Anh Minh cung cấp dịch vụ trọn gói, uy tín, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.