Báo cáo tài chính hợp nhất là gì có mục đích ra sao? những điều cần biết về báo cáo tài chính hợp nhất là gì, hãy cùng kế toán Anh Minh tìm hiểu thêm nội dung về báo cáo hợp nhất qua bài viết dưới đây.

1. Sự Khác Biệt Giữa Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Và Riêng Lẻ

Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Và Riêng Lẻ
Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Và Riêng Lẻ

1.1. Báo cáo tài chính hợp nhất là gì?

Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo được lập trên cơ sở hợp nhất các báo cáo tài chính riêng lẻ của công ty mẹ và các công ty con , báo cáo này được trình bày như một báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Trong đó:

  • Tập đoàn bao gồm các công ty mẹ và các công ty con
  • Công ty mẹ là công ty có một hoặc nhiều các công ty con
  • Công ty con là các doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của công ty mẹ

Kiểm soát là quyền chi phối các hoạt động, các chính sách tài chính của doanh nghiệp. Với mục đích cuối cùng là thu được lợi nhuận từ các hoạt động của doanh nghiệp đó.

1.2. Báo cáo tài chính riêng lẻ là gì?

Báo cáo tài chính riêng lẻ là báo cáo tổng hợp phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả cũng như thể hiện tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của riêng công ty mẹ. Nó là phương tiện dùng để  trình bày khả năng sinh lời và tình hình tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm đến doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng, nhà đầu tư, nhà cho vay,…

Điểm giống và khác nhau giữa báo cáo tài chính hợp nhất và riêng lẻ

Giống nhau

Báo cáo tài chính riêng lẻ và báo cáo tài chính hợp nhất có điểm chung là mục đích và yêu cầu đối với người sử dụng thông tin

  • Mục đích : Trình bày được tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ của một tập đoàn cũng như một doanh nghiệp độc lập.
  • Người sử dựng thông tin của báo cáo tài chính là chủ sở hữu , nhà đầu tư, cơ quan thuế,… đều cần các cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính của tập đoàn hay một doanh nghiệp độc lập.

Khác nhau

  • Các công ty độc lập không sở hữu bất kỳ công ty con nào thì chỉ có duy nhất 1 loại báo cáo tài chính
  • Đối với công ty sở hữu cho mình từ 1 công ty con thì sẽ có cả 2 loại báo cáo tài chính riêng lẻ và báo cáo tài chính hợp nhất.
  • Báo cáo tài chính riêng lẻ chỉ thể hiện tình hình kinh doanh, tài chính của riêng công ty mẹ, trong khi đó báo cáo tài chính hợp nhất sẽ tổng hợp toàn bộ tình hình kinh doanh, tài chính của toàn bộ tập đoàn
  • Điểm khác biệt lớn nhất giữa báo cáo tài chính riêng lẻ và báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm: Lợi thế thương mại tại phần tài sản, Lợi ích của cổ đông thiểu số tại phần nguồn vốn, Lợi nhuận thuộc cổ đông không kiểm soát tại phần kết quả kinh doanh. Đây là kết quả của quá trình hợp nhất các công ty con.
  • Về vốn chủ sở hữu khi lập báo cáo tài chính riêng lẻ các khoản đầu tư vào các Công ty con được ghi nhận theo phương pháp vốn gốc, còn khi hợp nhất được lập theo phần vốn mà cổ đông của công ty mẹ hiện đang sở hữu ở công ty con tại ngày hợp nhất gọi là phương pháp vốn chủ sở hữu

2. Thời hạn nộp và công khai báo cáo tài chính hợp nhất

Thời hạn nộp và công khai báo cáo tài chính hợp nhất
Thời hạn nộp và công khai báo cáo tài chính hợp nhất

Thời hạn nộp và công khai Báo cáo tài chính hợp nhất được quy định Theo Điều 6, Thông tư 202/2014/TT-BTC như sau:

Chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ  kế toán năm và công khai trong thời hạn 120 ngày từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

Đối với báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc nhiệm kỳ kế toán năm,  phải nộp cho các chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

3. Cần lưu ý những gì khi lập, trình bày báo cáo tài chính hợp nhất?

Khi lập báo cáo hợp nhất các bạn cần lưu ý những nguyên tắc dưới đây:

Những lưu ý khi lập, trình bày báo cáo tài chính hợp nhất
Những lưu ý khi lập, trình bày báo cáo tài chính hợp nhất

3.1. Nguyên tắc 1

Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất công ty mẹ phải hợp nhất báo cáo tài chính riêng lẻ của mình và của tất cả các công ty con trong nước, ngoài nước do công ty mẹ trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát, trừ những trường hợp:

  • Công ty mẹ chỉ nắm quyền kiểm soát là tạm thời vì công ty con chỉ được mua và nắm giữ cho mục đích bán lại trong thời hạn không quá 1 năm
  • Hoạt động của các công ty con bị hạn chế trong thời gian hơn 1 năm và điều này làm ảnh hưởng đáng kể đến khả năng chuyển vốn cho công ty mẹ.

3.2. Nguyên tắc 2

Trong bản Báo cáo tài chính hợp nhất công ty mẹ không được loại trừ đối với:

  • Những công ty con có hoạt động kinh doanh khác biệt so với hoạt động của các công ty con khác và công ty mẹ trong tập đoàn.
  • Công ty con là các loại Quỹ đầu tư mạo hiểm, Quỹ tín thác, Quỹ tương hỗ hoặc các doanh nghiệp tương tự.

3.3. Nguyên tắc 3

Báo cáo tài chính hợp nhất được lập và thể hiện theo các nguyên tắc kế toán giống như Báo cáo tài chính của doanh nghiệp độc lập theo quy định của luật kế toán Việt Nam

3.4. Nguyên tắc 4

Báo cáo tài chính hợp nhất được lập dựa trên cơ sở áp dụng các chính sách kế toán thống nhất cho các sự kiện và giao dịch cùng loại trong những hoàn cảnh tương tự trong một Tập đoàn.

3.5. Nguyên tắc 5

Báo cáo tài chính của công ty con và báo cáo tài chính riêng lẻ của công ty mẹ sử dụng để hợp nhất phải được lập cho cùng một kỳ kế toán.

3.6. Nguyên tắc 6

Kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty con phải được đưa vào bản Báo cáo tài chính hợp nhất kể từ khi công ty mẹ nắm quyền kiểm soát công ty con và chấm dứt khi công ty mẹ chấm dứt quyền kiểm soát công ty con.

3.7. Nguyên tắc 7

Phải trình bày được theo giá trị hợp lý phần sở hữu của công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần có thể xác định được của công ty con tại ngày mua.

3.8. Nguyên tắc 8

Công ty mẹ phải ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các giao dịch hợp nhất kinh doanh nếu có chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý tài sản thuần của công ty con tại ngày mua

3.9. Nguyên tắc 9

Lợi thế thương mại hoặc lãi từ các giao dịch mua rẻ được xác định là chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư và giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được của công ty con ngay tại ngày mua do công ty mẹ nắm giữ (tại thời điểm mà công ty mẹ nắm giữ quyền kiểm soát các công ty con).

3.10. Nguyên tắc 10

Trường hợp nếu sau khi đã kiểm soát công ty con, công ty mẹ tiếp tục đầu tư vào công ty con để tăng tỷ lệ lợi ích nắm giữ thì phần chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư thêm và giá trị ghi sổ của các tài sản thuần của công ty con mua thêm phải được ghi nhận trực tiếp vào nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và được coi là giao dịch vốn chủ sở hữu (không ghi nhận giống như lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua giá rẻ).

Trường hợp này, công ty mẹ sẽ không thực hiện việc ghi nhận tài sản thuần của công ty con theo như giá trị hợp lý tại thời điểm kiểm soát công ty con.

3.11. Nguyên tắc 11

Các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất và Bảng cân đối kế toán hợp nhất sẽ được lập bằng cách cộng từng chỉ tiêu thuộc Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ và tất cả các công ty con trong một tập đoàn.

3.12. Nguyên tắc 12

Số chênh lệch giữa số thu và giá trị phần tài sản thuần của công ty con bị thoái vốn cộng với giá trị cửa phần lợi thế thương mại chưa được phân bổ hết sẽ được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh

3.13. Nguyên tắc 13

Phần chênh lệch phát sinh do việc điều chỉnh các chỉ tiêu thuộc Báo cáo kết quả kinh doanh sau khi thực hiện tất cả các bút toán điều chỉnh phải được kết chuyển vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

3.14. Nguyên tắc 14

Bảng cân đối kế toán hợp nhất là căn cứ để lập nên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của công ty mẹ và các công ty con được lập theo nguyên tắc:

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất chỉ trình bày nguồn tiền giữa tập đoàn với các đơn vị bên ngoài tập đoàn, bao gồm cả nguồn tiền phát sinh từ các giao dịch với các công ty liên doanh, liên kết và các cổ đông không kiểm soát của tập đoàn và sẽ được trình bày trên bản Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất theo 3 loại hoạt động sau: hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính

Toàn bộ các nguồn tiền phát sinh từ các giao dịch giữa công ty mẹ và các công ty con trong nội bộ của tập đoàn phải được loại trừ hoàn toàn trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất.

3.15. Nguyên tắc 15

Trường hợp các công ty con lập Báo cáo tài chính bằng đồng tiền khác với đồng tiền báo cáo của công ty mẹ, thì trước khi hợp nhất bản Báo cáo tài chính, công ty mẹ phải chuyển đổi toàn bộ các Báo cáo tài chính của các công ty con sang đồng tiền báo cáo của công ty mẹ.

3.16. Nguyên tắc 16

Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất được lập để giải thích các thông tin về tài chính và phi tài chính của tập đoàn căn cứ vào:

  • Bản Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất
  • Bảng cân đối kế toán hợp nhất
  • Bản báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
  • Các tài liệu có liên quan khác trong quá trình hợp nhất Báo cáo tài chính.

4. Mẫu báo cáo tài chính hợp nhất Excel

Mẫu báo cáo tài chính hợp nhất Excel
Mẫu báo cáo tài chính hợp nhất Excel

Các chỉ tiêu bản báo cáo tài chính hợp nhất sẽ được áp dụng theo biểu mẫu như bảng báo cáo tài chính độc lập và được bổ sung thêm các chỉ tiêu tại quy định Điều 13 Thông tư 202/2014/TT-BTC như sau:

  • Trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất bổ sung thêm:

– Bổ sung thêm chỉ tiêu VI “Lợi thế thương mại”- Mã số 269 trong phần “Tài sản” để phản ánh được lợi thế thương mại phát sinh trong các giao dịch hợp nhất kinh doanh

– Bổ sung thêm chỉ tiêu “Lợi ích cổ đông không kiểm soát” – Mã số 429 và được trình bày như một chỉ tiêu thuộc phần vốn chủ sở hữu để phản ánh được giá trị lợi ích của cổ đông không kiểm soát trong các công ty con.

  • Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất bổ sung thêm:

– Bổ sung thêm chỉ tiêu “Phần lãi, lỗ trong công ty liên doanh, liên kết” – Mã số 24 để phản ánh được phần lãi, lỗ thuộc sở hữu của nhà đầu tư trong lãi hoặc lỗ của công ty liên doanh, liên kết khi nhà đầu tư áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu.

– Bổ sung thêm chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ” – Mã số 61 để phản ánh được giá trị phần lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông mẹ trong kỳ.

– Bổ sung thêm chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát” – Mã số 62 để phản ánh được giá trị phần lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát trong kỳ.

Hệ thống của báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm: Báo cáo tài chính hợp nhất tiến độ và báo cáo tài chính hợp nhất năm bao gồm các bảng sau:

  • Bảng cân đối kế toán hợp nhất
  • Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
  • Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất

Xem trọn bộ mẫu báo cáo tài chính hợp nhất Excel : Mẫu báo cáo tài chính hợp nhất

Trên đây là nội dung về báo cáo tài chính hợp nhất mà kế toán anh Minh muốn chia sẻ cho bạn đọc. Nếu có vướng mắc gì cần được hỗ trợ hãy liên hệ ngay tới dịch vụ làm báo cáo tài chính tại tp hcm của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tận tình.

Bài viết liên quan:

Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2023

Thuyết minh báo cáo tài chính là gì và ý nghĩa thực sự

 Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN VÀ ĐẠI LÝ THUẾ ANH MINH

Hotline / Zalo tư vấn : 0909.989.676 – 0913.479.676 (MS.HẠNH)

Website: ketoanthuduc.vn  – thanhlapcongtyvn.com.vn

Email : tax.anhminh@gmail.com

Trụ sở chính: 52/28/2 Đường số 12, Tam Bình, Thủ Đức, Tp.HCM
Chi Nhánh 1: 32 Đường B1, Khu đô thị VCN Phước Hải, P. Phước Hải, TP. Nha Trang, Khánh Hòa
Chi Nhánh 2: 47/5/27 đường Đông Tác, Kp. Đông Tác, P. Tân Đông Hiệp, Tx. Dĩ An, Bình Dương

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0913479676
    0909989676