Doanh nghiệp gặp rủi ro về thuế là những công ty vi phạm chính sách thuế, hóa đơn dẫn đến tình trạng thất thu ngân sách nhà nước về thuế phí và lệ phí. Để ngăn chặn nguy cơ này, cơ quan thuế đã thường xuyên kiểm tra, rà soát nhằm đảm bảo việc doanh nghiệp tuân thủ các luật định về thuế. Nếu muốn biết rõ danh sách 1500 doanh nghiệp rủi ro về thuế bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của Thuế Anh Minh nhé.
Công văn liên quan đến danh sách 1500 doanh nghiệp rủi ro về thuế, hóa đơn
Trên thực tế, danh sách 1500 doanh nghiệp rủi ro về thuế, hóa đơn được lập dựa vào các công văn pháp luật sau:
- Công văn 133/TCT-TTKT được ban hành ngày 23/11/2022. Văn bản nêu rõ chỉ đạo của Tổng cục Thuế đối với việc triển khai kiểm tra, rà soát các doanh nghiệp có nguy cơ xảy ra rủi ro về thuế.
- Công văn 1798/TCT-TTKT được ban hành ngày 16/05/2023.
- Công văn 2074/CQCSDT do Công an Tỉnh Phú Thọ ban hành.
- Công văn 2408/CQDT ban hành bởi Công an Tỉnh Phú Thọ.
- Công văn 1396/ANDT được Bộ Công An ban hành.
Danh sách 1500 doanh nghiệp rủi ro về thuế
Danh sách 1500 doanh nghiệp rủi ro về thuế đã được cơ quan thuế nhà nước tổng hợp lại và lưu trữ trên hệ thống riêng. Nếu có nhu cầu xem bạn hãy tải file danh sách bằng việc kích vào đường link nhé.
Trong danh sách 1500 doanh nghiệp rủi ro về thuế, hóa đơn nêu ở trên đã bao gồm danh sách của 524 doanh nghiệp gặp rủi ro về thuế, ban hành kèm theo công văn 1798/TCT-TTKT được Tổng Cục Thuế chính thức ban hành vào ngày 16 tháng 5 năm 2023.
Ngoài 2 công văn số 133/TCT-TTKT và Công văn số 1798/TCT-TTKT đã được kiểm chứng thì một số công văn do công an ban hành vẫn chưa có file gốc nhằm đảm bảo tính bảo mật khi điều tra. Bởi vậy, bạn nên kiểm chứng trước khi sử dụng để tránh làm ảnh hưởng đến những doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh bình thường.
Ngoài ra cần lưu ý, bảng danh sách 1.500 doanh nghiệp rủi ro về thuế được đính kèm trong file có thể có sự trùng lặp. Khi xem, sử dụng bạn nên sử dụng công cụ lọc trùng của excel để làm gọn danh sách. Nhờ vậy mà việc tiếp nhận thông tin cũng trở nên dễ dàng, chính xác hơn.
Cách xử lý hóa đơn do 1500 doanh nghiệp rủi ro cao về thuế phát hành
Thực tế, không phải tất cả hóa đơn đầu vào do 1500 doanh nghiệp rủi ro cao về thuế phát hành đều mang tính bất hợp pháp. Vì trong danh sách này vẫn có những công ty đã từng vận hành, xuất hóa đơn và đóng thế đúng theo luật. Tuy nhiên có thể do tình hình khó khăn mà họ đã bỏ địa chỉ kinh doanh và tiến hành giải thể chưa đúng luật. Bởi vậy, chúng ta sẽ có 2 cách xử lý khi doanh nghiệp có hóa đơn mua vào của 1.500 doanh nghiệp rủi ro về thuế như sau:
Trường hợp 1: Việc mua hàng và sử dụng dịch vụ là có thật
Khi đơn vị của bạn tiến hành hoạt động mua hàng, sử dụng dịch vụ của một trong những doanh nghiệp có rủi ro về thuế, trước khi doanh nghiệp đó giải thể, không hoạt động tại trụ sở thì việc mua hàng và sử dụng dịch vụ là có thật. Lúc này bạn cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
- Công văn giải trình, bổ sung hồ sơ tài liệu về việc mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
- Hợp đồng mua bán đã ký kết; biên bản thanh lý hợp đồng.
- Phiếu chi, chứng từ thanh toán đã qua ngân hàng.
- Phiếu xuất kho, giao hàng của doanh nghiệp bán.
- Phiếu nhập kho của doanh nghiệp mua hàng.
Trường hợp 2: Không có việc mua hàng hóa, dịch vụ trên thực tế
Khi không có dịch vụ mua hàng hóa, dịch vụ trên thực tế với doanh nghiệp gặp rủi ro về thuế nhưng vẫn xuất toán các hóa đơn đã mua thì hành động đó được xem là xuất hóa đơn bất hợp pháp. Trong trường hợp này chúng ta cần xử lý bằng những công việc cụ thể sau:
- Soạn thảo và nộp công văn về việc tự loại hóa đơn rủi ro.
- Điều chỉnh báo cáo thuế giá trị gia tăng đã nộp. Đồng thời nộp tiền thuế giá trị gia tăng, phí phạt chậm nộp thuế giá trị gia tăng nếu có.
- Điều chỉnh lại sổ sách kế toán. Sau đó, soạn thảo và nộp lại báo cáo tài chính, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Nộp tiền thuế thu nhập cá nhân và phí phạt nộp chậm thuế thu nhập cá nhân theo quy định nếu có.
Dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp vi phạm, rủi ro về thuế
Căn cứ vào quyết định 78/QĐ-TCT năm 2023 do Tổng cục Thuế (TCT) ban hành về bộ chỉ số tiêu chí đánh giá, xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong việc quản lý và sử dụng hóa đơn. Theo đó, chúng ta có thể nhận biết doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao khi dựa vào các tiêu chí sau:
- Công ty đã có thông báo giải thể và nộp đơn xin quyết toán giải thể nhưng cơ quan thuế lại không liên lạc được để hoàn thành các thủ tục.
- Kể từ khi thành lập đến khi giải thể doanh thu có sự gia tăng đột biến; thuế giá trị gia tăng đầu ra so với giá trị hàng hoá mua vào, thuế giá trị gia tăng đầu vào chênh lệch ít. Do đó số thuế phải nộp cũng rất ít.
- Doanh thu kê khai ở hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng và doanh thu trên ứng dụng hóa đơn điện tử có sự chênh lệch.
- Cơ quan thuế đã có thông báo về việc công ty hoặc người nộp thuế không còn hoạt động ở địa chỉ đăng ký trụ sở.
Nếu muốn doanh nghiệp của mình không rơi vào tình trạng rủi ro về thuế, hóa đơn thì các bạn nên sử dụng dịch vụ kế toán, thuế chuyên nghiệp ngay từ khi mới bắt đầu thành lập. Với năng lực và trình độ chuyên môn cao, đội ngũ chuyên viên kế toán – thuế sẽ xử lý nhanh chóng, hiệu quả tất cả các công việc liên quan để doanh nghiệp hoạt động bền vững, đúng theo pháp luật.
Kết Luận
Trên đây là danh sách 1500 doanh nghiệp rủi ro về thuế, hóa đơn được cập nhật mới nhất năm 2023. Nếu có nhu cầu thuê dịch vụ kế toán, thuế; thủ tục thành lập công ty; quyết toán thuế, hóa đơn và làm thủ tục giải thể doanh nghiệp… hãy liên hệ với Thuế Anh Minh theo hotline 0909.989.676 – 08.3729.6702 để được hỗ trợ. Chúng tôi sẽ giúp khách hàng đưa ra giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí nhất với quy trình làm việc chuyên nghiệp.