Dịch thuật là lĩnh vực kinh doanh khá phổ biến tại Việt Nam. Về cơ bản thì để mở công ty dịch thuật không quá phức tạp, sở dĩ như vậy là do đây là lĩnh vực kinh doanh không yêu cầu về các điều kiện riêng mà chỉ cần đáp ứng các điều kiện theo quy định khi thành lập doanh nghiệp. Trong bài viết này, Kế Toán Anh Minh xin chia sẻ cùng mọi người kinh nghiệm thành lập công ty với những thông tin đáng chú ý.
1. Công ty dịch thuật là công ty gì?
Công ty dịch thuật là công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh cung cấp các dịch vụ như: Dịch thuật, phiên dịch hoặc chuyển ngữ. Bên cạnh đó, công ty cũng cung cấp các loại dịch vụ phiên dịch, biên dịch theo nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Mà người trực tiếp dịch thuật là nhân viên, chuyên viên của công ty. Họ có thể giỏi một hoặc nhiều loại ngôn ngữ khác nhau và thực hiện dịch tiếng nước ngoài sang tiếng Việt Nam hoặc ngược lại.
Đối với dịch thuật phiên dịch bằng miệng là hình thức nghe người khác nói tiếng nước ngoài và tường thuật lại cho đối tác bằng ngôn ngữ họ có thể nghe và hiểu. Đây còn gọi là phiên dịch viên trung gian thông qua hình thức trao đổi bằng miệng. Sự xuất hiện của công ty dịch thuật đã giúp mọi hoạt động liên quan đến phiên dịch diễn ra thuận lợi, uy tín và chất lượng hơn.
1.1. Ngành nghề kinh doanh của công ty dịch thuật
Trước khi mở công ty dịch thuật thì doanh nghiệp nên đăng ký mã ngành nghề kinh doanh phù hợp với mục đích của công ty. Liên quan đến lĩnh vực dịch thuật mọi người có thể tham khảo mã ngành sau:
STT | Tên ngành | Mã ngành |
1 | Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết là hoạt động phiên dịch |
7490 |
2. Điều kiện mở công ty dịch thuật
Dịch thuật là lĩnh vực kinh doanh không nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Mặc dù vậy nhưng để mở công ty dịch thuật và đưa công ty đi vào hoạt động thì doanh nghiệp cần đáp ứng được các điều kiện về người dịch và cộng tác viên dịch thuật.
Điều kiện đối với người dịch thuật
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật
– Yêu cầu phải có bằng Đại học hoặc cử nhân ngoại ngữ trở lên, thông thạo tiếng nước ngoài cần dịch.
– Đối với các tiếng hiếm (ngôn ngữ không phổ biến) như tiếng Tây Ban Nha, Cu Ba, Mông Cổ, Ả Rập… người dịch không có bằng đại hoặc hoặc cử nhân chính quy thì cần đảm bảo thông thạo thứ tiếng đó. Theo đó, các ngôn ngữ phổ biến tại Việt Nam thường bao gồm: Tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Nhật…
Điều kiện đối với cộng tác viên dịch thuật
– Họ có đủ điều kiện và tiêu chuẩn trở thành cộng tác viên của Phòng Tư pháp trên cả nước
– Thuộc thành viên của Phòng tư pháp và được ký hợp đồng với đơn vị này và trách nhiệm của người dịch đối với bản dịch.
Lưu ý, cộng tác viên dịch thuật cần quan tâm tới một số văn bản, giấy tờ không được dịch để chứng thực chữ ký người dịch như:
– Các loại văn bản, giấy tờ nhàu nát, chữ mờ không xác định được nội dung chính xác
– Các loại văn bản, giấy tờ đã bị tẩy xóa, thêm bớt chữ hoặc sửa chữa nội dung không hợp lệ
– Các loại văn bản, giấy tờ in có nội dung vi phạm đạo đức xã hội, trái pháp luật, xúc phạm danh dự của cá nhân hoặc tổ chức, hoặc nội dung xuyên tạc lịch sử Việt Nam hoặc vi phạm quyền công dân
– Các loại văn bản, giấy tờ mật có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền hoặc các loại văn bản, giấy tờ ghi rõ không được dịch
– Các loại văn bản, giấy tờ chưa được hợp pháp hóa lãnh sự
3. Hồ sơ mở công ty dịch thuật gồm những gì?
Trước khi mở công ty dịch thuật, các cá nhân hoặc tổ chức cần chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định số 01/20121 về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, với đầy đủ các tài liệu như sau:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
– Dự thảo điều lệ do doanh nghiệp tự biên soạn
– Danh sách thành viên và cổ đông công ty. Danh sách thành viên đối với công ty TNHH và Cổ đông đối với công ty cổ phần
– Bản sao công chứng các giấy tờ như Chứng minh thư/ Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân
– Bản sao công chứng các giấy tờ như Quyết định thành lập công ty, giấy đăng ký doanh nghiệp, kèm văn bản ủy quyền của người đại diện được ủy quyền đối với tổ chức
– Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt.
4. Quy trình, thủ tục mở công ty dịch thuật
Để mở công ty dịch thuật thành công và giúp công ty đi vào hoạt động hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật thì doanh nghiệp cần thực hiện với quy trình như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ, tài liệu cụ thể như đã nêu chi tiết ở mục 3 của bài viết.
- Bước 2: Nộp hồ sơ mở công ty
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ thành lập công ty dịch thuật với nhiều hình thức khác nhau. Nộp trực tiếp tại Phòng đăng Ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT nơi công ty đặt trụ sở. Hoặc có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ online qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Bước 3: Nhận kết quả
Sau 3 – 5 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ Sở KH&ĐT sẽ từ chối cấp phép kèm văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
5. Một số lưu ý khi mở công ty dịch thuật
Dưới đây là một số lưu ý giúp doanh nghiệp trước và sau khi mở công ty dịch thuật không gặp phải những khó khăn trong các thủ tục pháp lý. Cụ thể như sau:
5.1. Lưu ý trước khi mở công ty dịch thuật
– Chon loại hình doanh nghiệp: Công ty dịch thuật có thể chọn 1 trong 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam sao cho phù hợp nhất với mục đích kinh doanh của công ty mình như: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty tư nhân.
– Đặt tên công ty: Cú pháp đặt tên đơn giản: Loại hình doanh nghiệp + tên riêng. Khi đặt tên công ty cần lưu ý không trùng lặp, đủ thành tố, hậu tố, không sử dụng từ ngữ phản cảm, không đặt tên trùng với cơ quan chức năng, nhà nước. Tên công ty cũng có khả năng đăng ký tên miền hoặc để nhận diện thương hiệu nên cần được chú trọng.
– Trụ sở công ty: Có trụ sở và địa chỉ rõ ràng, không sử dụng địa chỉ giả. Không đặt trụ sở công ty ở nhà tập thể, chung cư, nếu thuê địa điểm cần chứng minh được hợp đồng thuê nhà hoặc các giấy tờ tương đương.
– Vốn điều lệ: Doanh nghiệp dịch thuật nên kê khai và tự chịu trách nhiệm về mức vốn này. Nên cân nhắc mức vốn khi kê khai vì thủ tục tăng vốn thì đơn giản còn giảm vốn phức tạp.
– Mã ngành nghề: Công ty nên lựa chọn mã ngành nghề phù hợp nhất với mục đích kinh doanh của công ty. Với lĩnh vực dịch thuật có thể chọn mã ngành 7490 – Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu như đã phân tích.
5.2. Sau khi hoàn tất thủ tục mở công ty dịch thuật
– Thực hiện làm biển và treo biển công ty dịch thuật tại trụ sở chính
– Mở tài khoản ngân hàng của công ty và thông báo số tài khoản với cơ quan có thẩm quyền
– Tiến hành đăng ký chữ ký số để nộp thuế điện tử và báo cáo thuế online
– Khắc dấu và làm các loại con dấu để tiện cho các hoạt động giao dịch của công ty
– Mua chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế online
– Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP
– Góp đủ vốn theo quy định
– Sử dụng dịch vụ kế toán hoặc thuê kế toán
– Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
6. Kế Toán Anh Minh – Cung cấp dịch vụ mở công ty dịch thuật
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành, Kế Toán Anh Minh luôn hướng đến mục tiêu mang đến sự hài lòng cho quý khách hàng khi sử dụng dịch vụ mở công ty, thành lập công ty. Kế Toán Anh Minh luôn nỗ lực phát triển và tự hào là đơn vị đã giúp hàng ngàn doanh nghiệp đi vào hoạt động bền vững không chỉ ở lĩnh vực mở công ty dịch thuật mà còn ở nhiều lĩnh vực khác. Chúng tôi cam kết:
– Cung cấp dịch vụ mở công ty uy tín – nhanh chóng – đúng thời hạn
– Cung cấp dịch vụ mở công ty trọn gói, rõ ràng trong báo giá, không phát sinh thêm phí
– Tư vấn chuyên sâu cho khách hàng trước khi thành lập công ty
– Hỗ trợ các thủ tục pháp lý sau khi thành lập công ty
– Thông tin của khách hàng được bảo mật
Trên đây là toàn bộ thông tin về quy trình, thủ tục mở công ty dịch thuật. Bên cạnh đó là những lưu ý quan trọng khi mở công ty mà mọi người cần nắm vững. Nếu bạn đang có nhu cầu mở công ty hoặc đang gặp khó khăn khi muốn thành lập công ty và cần sự trợ giúp thì có thể gọi ngay tới số Hotline: 0909.989.676 – 08.3729.6702 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhanh nhất.