Tạm ngừng kinh doanh là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi nhận thấy hoạt động sản xuất, kinh doanh không có hiệu quả. Thủ tục này khá nhanh gọn, đơn giản nhưng vẫn cần đảm bảo tính pháp lý. Vậy doanh nghiệp khi đã tạm ngừng kinh doanh có bị thanh tra thuế không? Thông tin mà Kế Toán Anh Minh chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết.
1. Các trường hợp thanh tra, kiểm tra thuế thường thấy
Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp tạm dừng lại các hoạt động sản xuất, buôn bán trong khoảng thời gian không quá 1 năm. Sau khi hồ sơ đăng ký tạm ngừng được Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố chấp thuận thì phía công ty cần đăng thông báo để cho khách hàng, đối tác nắm rõ. Một số trường hợp doanh nghiệp có khả năng bị thanh tra, kiểm tra thuế thường thấy bao gồm:
- Doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm các quy định về thuế.
- Doanh nghiệp chưa thanh toán hết số tiền thuế còn nợ.
- Doanh nghiệp có các hoạt động kinh doanh tương đối phức tạp.
- Doanh nghiệp có sự thay đổi về nhân sự, tài sản, cơ cấu, mô hình.
- Cơ quan quản lý thuế nhận tin doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định về thuế khi đang tạm ngừng kinh doanh.
- Trong quá trình quản lý thuế, cơ quan chức năng phát hiện doanh nghiệp có hành vi vi phạm về thuế.
2. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có bị thanh tra thuế không?
Tạm ngừng kinh doanh có bị thanh tra thuế hay không là câu hỏi chung của nhiều chủ doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Theo chuyên gia tư vấn của Kế Toán Anh Minh, những công ty đang trong thời gian tạm dừng hoạt động vẫn có thể bị thanh tra thuế nếu không hoàn thành nghĩa vụ về thuế.
Bởi vậy trong quá trình thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải thanh toán đầy đủ số tiền thuế chưa nộp trước đó cho cơ quan có thẩm quyền. Quy định này được nêu rõ trong Điều 58, Luật Quản lý thuế số 78/2019/QH14 về quyền thanh tra thuế của cơ quan thuế.
Căn cứ tại Điểm D, Khoản 2, Điều 4 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP về luật quản lý thuế có quy định: “Người nộp thuế phải chấp hành các quyết định, thông báo của cơ quan quản lý thuế về đôn đốc thu nợ, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế và xử lý hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế”.
Như vậy nếu doanh nghiệp đang trong thời gian tạm dừng hoạt động mà nhận được thông báo của cơ quan thuế về việc thanh tra, kiểm tra thì hoàn toàn đúng với quy định của luật pháp. Trong trường hợp này phía công ty cần tuân thủ và phối hợp với cơ quan chức năng để hoàn thiện các thủ tục.
3. Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế theo quy định
Kiểm tra thuế, thanh tra thuế là việc cơ quan thuế phối hợp với cơ quan hải quan tiến hành nhiệm vụ kiểm tra, đối chiếu, so sánh nội dung khai thuế của doanh nghiệp. Thông qua những dữ liệu điều tra họ có thể đánh giá đầy đủ, chuẩn xác mọi thông tin và mức độ hợp lệ của chứng từ thuế. Từ đó cơ quan chức năng biết được công ty có chấp hành quy định của pháp luật hay không.
Theo Điều 107, Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định về nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế. Nội dung quy định này thể hiện rõ như sau:
- Áp dụng quản lý rủi ro trong việc quản lý thuế và ứng dụng công nghệ thông tin khi thực hiện việc kiểm tra thuế
- Thực hiện đúng quy định của Luật Quản lý thuế, những quy định khác của pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế.
- Tuân thủ về biểu mẫu thanh tra, kiểm tra, trình tự, thủ tục, hồ sơ kiểm tra thuế theo quy định mà Bộ trưởng Bộ tài chính đưa ra.
- Các hoạt động, thủ tục không gây cản trở đến đời sống bình thường của cá nhân, đơn vị nộp thuế.
- Tại trụ sở doanh nghiệp, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế phải có nhiệm vụ ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra.
4. Trách nhiệm của doanh nghiệp khi tạm ngừng kinh doanh
Bên cạnh việc tìm hiểu vấn đề tạm ngừng kinh doanh có bị thanh tra thuế không thì phía doanh nghiệp cũng cần hoàn thành nhanh gọn các thủ tục khác. Trong trường hợp này trách nhiệm mà công ty phải thực hiện gồm:
4.1.Thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh
- Doanh nghiệp bắt buộc phải lập thông báo bằng văn bản và gửi cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo này được phát hành trong tối đa 3 ngày làm việc, trước ngày chính thức tạm dừng hoạt động tại công ty.
- Thông báo gồm có những nội dung chính là: tên, địa chỉ, số điện thoại, email của người đại diện theo pháp luật, lý do, thời gian tạm ngừng.
- Trong trường hợp công ty muốn gia hạn thêm thời gian tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo với cơ quan đăng ký chậm nhất 03 ngày làm việc, trước ngày tiếp tục tạm dừng hoạt động.
- Những hộ kinh doanh chỉ tạm dừng sản xuất, buôn bán trong thời gian từ 30 ngày trở xuống thì không cần làm thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.
4.2. Doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính
- Trước khi chính thức tạm dừng các hoạt động, công ty của bạn cần phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và bảo hiểm cho nhà nước.
- Thanh toán tất cả những khoản nợ, hoàn thiện hợp đồng đã ký trước đó, trừ khi hai bên có thỏa thuận khác.
- Trong thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp không được phép tiếp tục triển khai các hoạt động sản xuất, buôn bán dưới bất kỳ hình thức nào.
4.3. Một số trách nhiệm khác mà doanh nghiệp cần lưu ý
- Ở thời điểm đang tạm ngừng việc kinh doanh, công ty không được thực hiện các hoạt động như: đầu tư vốn, chuyển nhượng tài sản, thành lập một doanh nghiệp mới.
- Doanh nghiệp không được phép tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh mới nào khi đã thông báo tạm dừng.
- Khi tuân thủ đầy đủ các trách nhiệm thì doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh sẽ bảo vệ quyền lợi cho các bên liên quan. Đồng thời công ty cũng tránh được tình huống vi phạm pháp luật.
5. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tạm ngừng kinh doanh bị thanh tra thuế
Khi đã biết tạm ngừng kinh doanh có bị thanh tra thuế hay không thì mỗi doanh nghiệp cũng cần nắm bắt xem mình có trách nhiệm và nghĩa vụ gì trong thủ tục này. Như vậy quá trình thanh tra sẽ diễn ra nhanh chóng, đảm bảo đúng quy chuẩn pháp lý hiện hành.
5.1. Quyền của doanh nghiệp khi tạm ngừng kinh doanh
- Giải trình những vấn đề liên quan đến nội dung doanh nghiệp bị thanh tra thuế.
- Phản đối quyết định, hành vi của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, các thành viên của đoàn thanh tra trong quá trình thực hiện thanh tra.
- Phản đối kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Tuy nhiên trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải tuân thủ các quyết định đó.
- Nhận biên bản thanh tra thuế và đề nghị cơ quan thuế giải thích nội dung biên bản thanh tra thuế.
- Từ chối cung cấp các thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra thuế, các thông tin, tài liệu thuộc bí mật Nhà nước, trừ khi pháp luật có quy định khác.
- Đề nghị bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
- Tố giác các hành vi vi phạm pháp luật của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế và các thành viên của đoàn thanh tra thuế theo quy định pháp luật.
5.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tạm ngừng kinh doanh
- Tuân theo quyết định đã thông báo của Cục thanh tra thuế.
- Cung cấp đầy đủ các thông tin và tài liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế, trưởng đoàn thanh tra hoặc các thành viên trong đoàn thanh tra.
- Doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của thông tin mà mình cung cấp.
- Thực hiện theo yêu cầu và kết luận từ quá trình thanh tra thuế, chấp hành các quyết định xử lý của cơ quan thuế, trưởng đoàn thanh tra hoặc các thành viên trong đoàn thanh tra.
- Ký vào biên bản thanh tra thuế.
Kết Luận
Mong rằng những thông tin mà Kế Toán Anh Minh cung cấp trong bài viết có thể giúp các bạn giải đáp chính xác vấn đề tạm ngừng kinh doanh có bị thanh tra thuế hay không. Đồng thời đại diện doanh nghiệp cũng nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình để thực hiện cho đúng quy định. Nếu công ty bạn muốn giải quyết các thủ tục tạm ngừng kinh doanh nhanh gọn, tuân thủ pháp lý thì hãy liên hệ với Anh Minh để được hỗ trợ từ A đến Z.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN VÀ ĐẠI LÝ THUẾ ANH MINH
Hotline / Zalo tư vấn : 0913.479.676 Ms Hạnh
Website: https://ketoanthuduc.vn/ – https://thanhlapcongtyvn.com.vn
Email : tax.anhminh@gmail.com
Trụ sở chính: 52/28/2 Đường số 12, Tam Bình, Thủ Đức, Tp.HCM
Chi Nhánh 1: 32 Đường B1, Khu đô thị VCN Phước Hải, P. Phước Hải, TP. Nha Trang, Khánh Hòa
Chi Nhánh 2: 47/5/27 đường Đông Tác, Kp. Đông Tác, P. Tân Đông Hiệp, Tx. Dĩ An, Bình Dương