Cách sắp xếp, lưu trữ chứng từ kế toán là một khâu rất quan trọng trong công tác kế toán của mỗi công ty. Nếu chứng từ kế toán được sắp xếp và lưu trữ một cách khoa học sẽ giúp cho kế toán nói riêng và doanh nghiệp nói chung tiết kiệm được thời gian và công sức khi có các vấn đề liên quan đến chứng từ đó như khi quyết toán thuế năm hoặc có sự thanh tra của các cơ quan ban ngành có thẩm quyền. Sau đây, Kế toán Anh Minh xin trình bày một số cách cách sắp xếp chứng từ kế toán để giúp quý khách hàng cải thiện tốt hơn về quy trình sắp xếp của doanh nghiệp mình.
Quy định về cách sắp xếp chứng từ kế toán
Hiện nay, không có Thông tư hay Nghị định nào quy định bắt buộc cụ thể về cách sắp xếp chứng từ kế toán. Các doanh nghiệp sẽ tự xây dựng nên một quy trình rõ ràng về cách thức sắp xếp và lưu trữ chứng từ phù hợp với tình hình của doanh nghiệp mình để dễ bảo quản và dễ tìm kiếm sử dụng.
Kế toán Anh Minh thường chia làm 2 cách để lưu trữ chứng từ kế toán là sắp xếp lưu trữ theo từng bộ chứng từ chung và riêng.
Cách sắp xếp lưu trữ chứng từ kế toán theo từng bộ chứng từ chung
Đối với những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hoặc doanh nghiệp vừa mới thành lập chưa phát sinh nhiều chứng từ, kế toán có thể chia làm hai bộ chứng từ lớn là tờ khai thuế và các hóa đơn đầu vào, đầu ra để sắp xếp lưu trữ. Cụ thể như sau:
Tờ khai thuế
- Hằng quý, sau khi nộp và nhận được kết quả (hình thức nộp và nhận online qua trang mạng điện tử theo quy định của Tổng Cục Thuế) của các tờ khai phải nộp theo quy định là tờ khai thuế GTGT và tờ khai thuế TNCN ( các tờ khai khác phụ thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp), kế toán sẽ tiến hành in ra và lưu trữ theo trình tự từ quý 1 đến quý 4.
- Sau khi kết thúc năm, đã nộp và nhận kết quả các hồ sơ thuế theo quy định là bộ Báo cáo tài chính, tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và các phụ lục kèm theo, tờ khai quyết toán thuế Thu nhập cá nhân và các phụ lục kèm theo(các tờ khai khác phụ thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp), kế toán cũng sẽ tiến hành in và lưu trữ theo năm cùng với những hồ sơ khác cùng năm như tờ khai thuế môn bài, giấy nộp tiền thuế,…
Hóa đơn đầu vào và hóa đơn đầu ra
Các hóa đơn sẽ được sắp xếp theo thứ tự ngày tăng dần khớp với bảng kê hóa đơn của mỗi quý. Tuy nhiên các hóa đơn sẽ có hai trường hợp
- Hóa đơn đầu vào hoặc đầu ra có giá trị < 20.000.000 VNĐ thanh toán bằng tiền mặt thì sẽ kẹp theo các chứng từ liên quan như phiếu thu, phiếu chi; các hợp đồng kinh tế và biên bản thanh lý, giấy đề nghị thanh toán,… ( nếu có); phiếu xuất kho, nhập kho;….
- Hóa đơn đầu vào hoặc đầu ra có giá trị >20.000.000 VNĐ hoặc <=20.000.000 VNĐ nhưng thanh toán qua ngân hàng thì sẽ kẹp theo các chứng từ liên quan như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu; các hợp đồng kinh tế và biên bản thanh lý, giấy đề nghị thanh toán,… ( nếu có); phiếu xuất kho, nhập kho;….
Mẹo sắp xếp chứng từ kế toán theo từng bộ chứng từ riêng
Đối với các doanh nghiệp phát sinh nhiều chứng từ hằng tháng, kế toán nên sắp xếp các chứng từ theo từng bộ chứng từ riêng để tiện cho việc tìm kiếm sau này.
Chứng từ ngân hàng
Doanh nghiệp có ít chứng từ phát sinh: kế toán có thể đóng gộp thành 1 tập từ tháng 1 đến tháng 12
Doanh nghiệp có nhiều chứng từ phát sinh: kế toán có thể đóng mỗi tháng 1 tập và lưu gộp lại 12 tập cùng 1 năm để dễ lưu trữ
Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều tài khoản ngân hàng kế toán cần phải sắp xếp chứng từ theo từ ngân hàng riêng.
Phiếu xuất kho
Đối với phiếu xuất kho, kế toán nên kèm theo các chứng từ liên quan khác như hóa đơn bán hàng ( bản photo ), biên bản giao nhận hàng hóa,…
Doanh nghiệp có ít chứng từ phát sinh: kế toán có thể đóng gộp thành 1 tập từ tháng 1 đến tháng 12
Doanh nghiệp có nhiều chứng từ phát sinh: kế toán có thể đóng mỗi tháng 1 tập và lưu gộp lại 12 tập cùng 1 năm để dễ lưu trữ
Chứng từ công nợ
Kế toán cần sắp xếp các chứng từ lần lượt như sau :
- Biên bản đối chiếu công nợ theo từng tháng, quý và năm
- Biên bản thỏa thuận đối trừ công nợ với nhà cung cấp, khách hàng
- Quyết định xử lý công nợ có chữ ký con dấu của giám đốc
- Công văn đòi nợ từng lần
Chứng từ thanh toán
Chứng từ thanh toán cho nhà cung cấp như phiếu chi, ủy nhiệm chi… kế toán nên lưu trữ cùng với các tài liệu, hợp đồng, chứng từ liên quan như :
- Giấy đề nghị thanh toán hay đề nghị tạm ứng đã được giám đốc ký duyệt
- Hợp đồng bán hàng; hoá đơn bán ra GTGT & các loại chứng từ khác có liên quan
- Trong trường hợp chi tiền nhiều lần cho một dự án, chiến lược kế hoạch tổng thể đã được phê duyệt thì cần lưu trữ kèm theo bản kế hoạch ở mỗi lần chi (bản photo) và bản ký nhận từng khoản mục đã chi trên tờ trình tổng thể.
- Các khoản chi có định mức trước như xăng xe thì cần lưu trữ kèm theo các bản theo dõi km trên xe có sự xác nhận của các bộ phận chức năng có quyền trong doanh nghiệp.
- Các khoản chi theo yêu cầu và quyết định của giám đốc, kế toán cần kèm các văn bản quyết định, yêu cầu đó ( bản photo)
- Nếu doanh nghiệp có khoản vay ngân hàng, kế toán có lưu trữ kèm theo giấy xác nhận trả nợ gốc và lãi vay.
- Các đề nghị của phòng kế toán và quyết định của Giám đốc về các bút toán điều chỉnh công nợ, …
Chứng từ về tài sản của doanh nghiệp
Để dễ dàng hơn trong quá trình lưu trữ, kế toán có thể lưu trữ chứng từ theo từng loại tài sản của doanh nghiệp. Các chứng từ lưu trữ một loại tài sản bao gồm:
- Kế hoạch mua tài sản đã có sự phê duyệt của giám đốc.
- Các quyết định phê duyệt thầu, chỉ định thầu, báo giá theo yêu cầu (nếu xây dựng kiến trúc)
- Hợp đồng mua tài sản
- Giấy đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ có tên và số năm kháu hao có xác nhận của Tổng Cục Thuế
- Biên bản thanh lý hợp đồng mua hoặc bán TSCĐ
- Biên bản bàn giao TSCĐ và đưa vào sử dụng có chữ ký của người phụ trách
- Mã tài sản theo sổ sách kế toán, sổ theo dõi tài sản cố định, bảng khấu hao TSCĐ
- Biên bản kiểm kê tài sản hằng kỳ.
- Hồ sơ thanh lý TSCĐ
- Các tài liệu liên quan khác
Cách sắp xếp chứng từ kế toán theo trình tự thời gian
Cách sắp xếp chứng từ kế toán theo trình tự thời gian đòi hỏi kế toán phải sắp xếp mỗi loại chứng từ theo thành thứ tự tăng dần ngày, tháng, năm.
Kế toán có thể sắp xếp chứng từ theo từng bộ chứng từ riêng hoặc chung và kết hợp với sắp xếp theo trình tự thời gian tăng dần ngày tháng năm để tiện cho việc lưu trữ và tìm kiếm chứng từ sau này.
Thông qua bài viết trên, Kế toán Anh Minh đã trình bày cho các bạn một số những thông tin hữu ích về cách sắp xếp chứng từ kế toán.
Qúy khách hàng có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói uy tín, hãy liên hệ ngay Kế toán Anh Minh để được tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình cụ thể nhất.
Kế toán Anh Minh xin được hân hạnh đồng hành cùng quý doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh và phát triển!
🕿 Gọi ngay Hotline: 0913 479 676 Ms. Hạnh để được tư vấn chi tiết và nhanh nhất
——————————————————————-
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN VÀ ĐẠI LÝ THUẾ ANH MINH
Hotline / Zalo tư vấn: 0913.479.676 (MS.HẠNH)
Website: https://ketoanthuduc.vn/ – https://thanhlapcongtyvn.com.vn
Email : tax.anhminh@gmail.com
Trụ sở chính: 52/28/2 Đường số 12, Tam Bình, Thủ Đức, Tp.HCM