Báo cáo tài chính rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nhưng không phải ai cũng biết đọc báo cáo tài chính đúng cách. Bài viết dưới đây kế toán Anh Minh sẽ hướng dẫn các bạn cách đọc báo cáo tài chính cụ thể nhất để áp dụng vào doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính

1. Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính

 Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính
Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét,phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính bằng  việc sử dụng các công cụ kỹ thuật phân tích, đối chiếu so sánh để đưa ra đánh giá về tình hình tài chính hiện tại , dự báo về tình hình tài chính tương lai  và có đưa ra quyết định tốt hơn về kinh tế để giúp doanh nghiệp phát triển hơn.

Báo cáo tài chính phản ánh lại tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, liên quan đến ngân sách của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn là cơ sở để đánh giá doanh nghiệp đó của các cơ quan nhà nước và các đối tác như sau:

  • Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp bao gồm: Sự biến động tài sản, nguồn vốn, vốn chủ sở hữu, các khoản nợ phải thu, doanh thu, lợi nhuận, các loại chi phí, nợ phải trả doanh nghiệp kinh doanh lãi hay lỗ.
  • Thông qua phân tích báo cáo tài chính thì chủ doanh nghiệp và các bộ phận liên quan sẽ tiến hành phân tích được tình trạng hoạt của doanh nghiệp bao gồm: Biến động nguồn tiền của doanh nghiệp, hoạt động nào đem về nguồn doanh thu nhiều nhất, khả năng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào, từ đó sẽ đưa ra được quyết định quản trị đúng đắn cho doanh nghiệp.
  • Thông qua việc phân tích tài chính giúp doanh nghiệp thấy được sức mạnh tài chính của mình, đưa ra dự báo các vấn đề về tài chính và sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
  • Làm căn cứ để đưa ra các kế hoạch đầu tư, xây dựng và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
  • Qua việc phân tích báo cáo tài chính sẽ cho thấy được sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, mức độ rủi ro tiềm ẩn , cơ cấu vốn doanh thu, tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp từ đó nhà đầu tư, khách hàng, ngân hàng  sẽ có quyết định xem xét, việc hợp tác ký kết hợp đồng, đầu tư, các cơ quan chức năng đưa ra cách quản lý doanh nghiệp tốt nhất.

2. Báo cáo tài chính bao gồm những phần nào?

Báo cáo tài chính bao gồm những phần nào?
Báo cáo tài chính bao gồm những phần nào?

Báo cáo tài chính là bảng tổng hợp tất cả các thông tin về tình hình tài sản, nguồn vốn, các khoản nợ và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào đó có thể  thấy được thực trạng tài chính,  khả năng sinh lời  của doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra được phương hướng phát triển trong tương lai.

Theo điều 100 thông tư 200/2014/TT-BTC báo cáo tài chính bao gồm 2 phần là Báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ

  1. Báo cáo tài chính năm bao gồm:
  • Bảng cân đối kế toán ( Mẫu B01_DN)
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Mẫu B02-DN)
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03-DN)
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09-ND)
  1. Báo cáo tài chính giữa niên độ bao gồm:

Báo cáo dạng đầy đủ:

  • Bảng cân đối kế toán giữ niên độ (Mẫu B01a-DN)
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữ niên độ (Mẫu B02a-DN)
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (Mẫu B03a-DN)
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ (Mẫu B09a-DN)

Báo cáo dạng tóm lược:

  • Bảng cân đối kế toán giữ niên độ (Mẫu B01b-DN)
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (Mẫu B02b-DN)
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (Mẫu B03b-DN)
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ (Mẫu B09b-DN)

3 . Hướng dẫn đọc báo cáo tài chính chuyên nghiệp

Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể về cách đọc báo cáo tài chính chuyên nghiệp mà kế toán Anh Minh muốn chia sẻ với các bạn, nhằm giúp các nhà đầu tư có thể nắm được những thủ thuật đọc báo cáo tài chính, từ đó áp dụng trong phân tích đầu tư

Hướng dẫn đọc báo cáo tài chính chuyên nghiệp
Hướng dẫn đọc báo cáo tài chính chuyên nghiệp

3.1 Đọc trước ý kiến kiểm toán viên

Các số liệu được ghi trên báo cáo tài chính sẽ không có ý nghĩa nếu như kiểm toán viên không chắc chắn về mức độ trung thực , hợp lý và khách quan của nó.Vì vậy cần xem xét trước ý kiến của kiểm toán viên trước khi bắt đầu việc phân tích báo cáo tài chính.

Để xác định được mức trung thực của báo cáo tài chính thì kiểm toán viên sẽ đưa ra 4 mức độ đánh giá sau:

  • Chấp nhận toàn phần báo cáo tài chính : Báo cáo này trung thực tốt có thể tin tưởng sử dụng cho việc phân tích báo cáo
  • Ngoại trừ các phần nào đó trong báo cáo tài chính: Có các phần sai sót cần được điều chỉnh lại.
  • Không chấp nhận báo cáo tài chính: Sai sót quá nhiều cần điều chỉnh lại bản báo cáo.
  • Từ chối báo cáo tài chính: Báo cáo này không được tin tưởng.

3.2 Phân tích bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán phản ánh được tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm xác định.

Bảng cân đối kế toán bao gồm 2 phần: Tài sản và nguồn vốn được cân đối lẫn nhau ( Tài sản = Nguồn vốn)

Tài sản được chia thành 2 loại:

  • Tài sản ngắn hạn: là tài sản có tuổi thọ dưới một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh, tài sản này có thể dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt bao gồm:  tiền mặt và các khoản vật chất tương đương tiền, các khoản phải thu và hàng tồn kho.
  • Tài sản dài hạn : là tài sản có tuổi thọ trên một năm mà không dễ dàng để chuyển thành tiền mặt mà phải mất khoảng hơn một năm mới được chuyển bao gồm 2 loại: tài sản hữu hình ( máy móc,nhà xưởng thiết bị, đất,…) và tài sản vô hình ( quyền phát minh, bằng sáng chế,…)

Nguồn vốn được tạo nên từ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu:

  • Nợ phải trả: thường nằm bên phải của bảng cân đối kế toán thể hiện nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với chủ nợ bao gồm: nợ dài hạn và nợ ngắn hạn ( Các khoản phải trả người bán,người lao động, các khoản phải nộp cho cơ quan nhà nước, tiền thuế, lãi ngân hàng, nợ vay tín dụng,…)
  • Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn góp từ chủ sở hữu, phát hành cổ phiếu, vốn đầu tư, các quỹ đầu tư phát triển,nguồn lợi nhuận giữ lại sau khi trừ thuế,….

Sau khi phân loại được tài sản và nguồn vốn thì cần tính toán tỷ trọng các khoản mục chi tiết theo từng thời điểm, lưu lại những khoản mục quan trọng sau:

  • Kiểm tra số dư tiền và các khoản tương đương tiền: Một tổ chức phải cần có số dư tiền mặt ít nhất 10% nợ ngắn hạn mới đảm bảo được các khoản cần thanh toán. Với các doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lợi lớn nhưng số dư tiền mặt thấp thì nghĩa là doanh nghiệp đang bị thiếu hụt thanh khoản, chứng tỏ dòng tiền của doanh nghiệp thiếu lành mạnh.
  • Kiểm tra nợ vay, hệ số nợ và lãi trả : Doanh nghiệp có số dư nợ cao phản ánh việc quản lý kém hiệu quả dẫn đến doanh thu sẽ thấp. Khi đó lợi nhuận trên vốn sẽ giảm việc mở rộng đầu tư sẽ thấp vì tiền lời sẽ ưu tiên dùng cho trả nợ. Ngoài ra, một số doanh nghiệp sẽ sử dụng đòn bẩy tài chính là duy trì dư nợ cao để thực hiện mục đích và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Kiểm tra các dấu hiệu của sự mất cân đối tài chính: Nếu tài sản dài hạn mà được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn thì sẽ bất hợp lý vì tài sản dài hạn phải được nguồn vốn dài hạn tài trợ. Nếu thấy biến động nguồn vốn lưu động thuần giảm dần và âm cho thấy sự mất cân bằng tài chính của doanh nghiệp, cho thấy doanh nghiệp đang dùng nợ vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn như mua thêm thiết bị máy móc, nhà xưởng.

3.3 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tổng kết lại doanh thu và chi phí của doanh nghiệp trong một kỳ.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chia làm 3 mảng chính: hoạt động kinh doanh chính, hoạt động tài chính và hoạt động khác.

  • Hoạt động kinh doanh chính gồm: doanh thu thuần về hoạt động bán sản phẩm và dịch vụ, lợi nhuận gộp, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh chính sẽ giúp bạn tính toán được chỉ số Biên lợi nhuận gộp (Biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần về hoạt động bán sản phẩm và dịch vụ)Từ đó bạn sẽ nắm được tỷ suất lợi nhuận thu được từ hoạt động bán sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp là bao nhiêu? Nếu chỉ số biên lợi nhuận của doanh nghiệp được duy trì ổn định với mức cao trong thời gian dài thì doanh nghiệp đó có lợi thế cạnh tranh tốt.
  • Hoạt động tài chính gồm: Doanh thu tài chính (lãi tiền gửi, lãi đầu tư, lãi chênh lệch tỷ giá,..) và chi phí tài chính ( Lỗ đầu tư, lãi vay,..). Đây là 2 khoản dùng để xác định được lợi nhuận thuần ( Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp + doanh thu tài chính – chi phí tài chính – chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp)
  • Hoạt động khác: Là những hoạt động chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh doanh trong doanh nghiệp gồm: chi phí khác, thu nhập khác, lợi nhuận khác.

Từ 3 nguồn trên, chúng ta tổng hợp được lợi nhuận trước thuế như sau:

Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần + Lợi nhuận khác

Từ đó ta xác định được lợi nhuận sau thuế như sau:

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế là khoản lãi mà doanh nghiệp và các cổ đông nhận được.

Cách đọc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như sau:

  • Bước 1: Tách các khoản doanh thu và chi phí của doanh nghiệp riêng ra.
  • Bước 2: Về doanh thu chúng ta cần xác định được tỷ trọng của từng khoản doanh thu, Về chi phí cần xác định tỷ trọng trong từng khoản chi phí, sau đó kiểm tra xem xét sự thay đổi của chúng so với cùng kỳ.
  • Bước 3: Thực hiện xong các bước trên chúng ta quan sát lại và đánh giá được sự thay đổi của doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp.

3.4 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo cung cấp các thông tin về dòng tiền ra và vào của doanh nghiệp , nó được ví như huyết mạch của doanh nghiệp. Đây là bước quan trọng trong việc đọc báo cáo tài chính để tránh được những rủi ro khi các báo cáo có lợi nhuận tốt nhưng chưa nắm được dòng tiền từ những lợi nhuận này.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ các dòng tiền vào, ra được sắp xếp theo 3 dòng tiền đó là: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, từ hoạt động đầu tư và từ hoạt động tài chính.

  • Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: là dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình thanh toán với người mua, người bán, người lao động, nộp thuế, trả lãi vay,… Đó là lượng tiền mặt mà doanh nghiệp làm ra, không phải tiền từ nguồn huy động vốn hay vay nợ.
  • Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: là dòng tiền vào và ra liên quan đến các hoạt động đầu tư, mua sắm, thanh lý,…các tài sản cố định và tài sản dài hạn của doanh nghiệp.
  • Dòng tiền từ hoạt động tài chính: là dòng tiền vào ra của doanh nghiệp liên quan đến việc tăng, giảm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của doanh nghiệp.

Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền vào được thể hiện dưới dạng số dương (+)  và kèm các từ như “tiền thu từ…” và “…nhận được” . Dòng tiền ra được thể hiện dưới dạng số âm (-)  và kèm theo từ “tiền chi để…” và “…đã trả”.

Những lưu ý khi đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

  • Hai nhóm dòng tiền đầu tư và tài chính có bản chất là tăng ở kỳ hiện tại và giảm ở kỳ tương lai hoặc ngược lại trừ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.
  • Điểm cần nghiên cứu trọng tâm là dòng tiền tệ từ hoạt động kinh doanh, vì nó phản ánh khả năng tạo ra tiền thực tế của một doanh nghiệp.
  • Tiền và các khoản tương đương tiền có thể sẽ giảm vào cuối kỳ so với kỳ trước. Nhưng đây không hẳn là xấu vì nó thể hiện doanh nghiệp đã thanh toán các khoản vay của mình từ trước đó.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp chi trả cổ tức bằng tiền ổn định và đều đặn hàng năm thì có thể đánh giá doanh nghiệp đó có dòng tiền và lợi nhuận lành mạnh và có  tính trung thực cao.

3.5 Phân tích thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính dùng để mô tả cung như tường thuật lại chi tiết về các số liệu đã được trình bày trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ , Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng như các thông tin cần thiết khác theo những chuẩn mực kế toán cụ thể.

Bảng thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm những nội dung sau:

  • Trình bày đặc điểm của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp
  • Thể hiện kỳ kế toán và tổ chức tiền tệ được sử dụng trong kế toán
  • Các chuẩn mực về kế toán và những chế độ kế toán đang áp dụng
  • Các chính sách về kế toán được áp dụng
  • Các thông tin bổ sung cho những khoản mục trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Cách đọc bản thuyết minh báo cáo tài chính chia làm 2 phần:

  • Tìm hiểu về doanh nghiệp

Cần tìm hiểu những khoản sau: về đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tìm hiểu kỳ kế toán, chuẩn mực kế toán  và các chính sách kế toán được áp dụng cho doanh nghiệp. Ở phần này, bạn cần phải trả lời được cho các câu hỏi sau:

  • Ngành nghề đang hoạt động của doanh nghiệp là gì? ( phải trả lời được ngành nghề mà doanh nghiệp là gì vì mỗi ngành nghề khác nhau thì báo cáo tài chính khác nhau)
  • Doanh nghiệp bắt đầu hoạt động khi nào? (điều này giúp bạn có thể hình dung được doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào của chu trình phát triển)
  • Các chính sách, chuẩn mực kế toán được áp dụng tại doanh nghiệp ra sao?

Tất cả những câu hỏi trên đều được trả lời ở phần đầu của bản thuyết minh báo cáo tài chính.

  • Thuyết minh về các khoản mục trên bản báo cáo tài chính

Phần này bạn sẽ thuyết minh các khoản mục đã được ghi chú ở trên để tìm ra được lý do có sự thay đổi của các khoản mục đó giữa mỗi kỳ báo cáo. Ở bước này bạn có thể kết hợp trong khi đọc các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối tài khoản.

4. Các lưu ý trước khi xem báo cáo tài chính

Các lưu ý trước khi xem báo cáo tài chính
Các lưu ý trước khi xem báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là giúp bạn biết sức khỏe tài chính của doanh nghiệp như thế nào để đưa ra những hướng kinh doanh hợp lý. Có 4 chỉ số quan trọng cần lưu ý khi đọc báo cáo tài chính như sau:

  • Chỉ số thanh toán:

Chỉ số này được tính toán và sử dụng để quyết định xem doanh nghiệp đó có khả năng thanh toán được các nghĩa vụ phải trả ngắn hạn hay không? Nếu chỉ số này ở mức 2-3 thì được xem là tốt.

Nếu chỉ số này càng thấp thì cho thấy doanh nghiệp có thể gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình, nhưng nếu chỉ số này quá cao cũng không phải luôn là dấu hiệu tốt bởi vì nó cho ta thấy tài sản của doanh nghiệp bị dính liền vào tài sản lưu động quá nhiều thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp sẽ thấp.

  • Các chỉ số hoạt động

Chỉ số này cho thấy được doanh nghiệp đang hoạt động tốt ra sao? Nó được chia ra thành các chỉ số “lợi nhuận hoạt động” và ”hiệu quả hoạt động”.

Chỉ số về lợi nhuận hoạt động thể hiện được tổng thể khả năng sinh lời của doanh nghiệp, còn các chỉ số về hiệu quả hoạt động thể hiện doanh nghiệp đã sử dụng tài sản hiệu quả đến như thế nào ?

  • Các chỉ số rủi ro

Bao gồm chỉ số rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh

Rủi ro tài chính liên quan đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, ví dụ việc sử dụng nợ.

Rủi ro kinh doanh là rủi ro liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập trong doanh nghiệp ví dụ rủi ro của dòng tiền không ổn định qua các khoản thời gian khác nhau.

Chỉ số này dùng để đo lường khả năng trả nợ cả gốc và lãi của doanh nghiệp từ các nguồn doanh thu, khấu hao và lợi nhuận trước thuế

  • Các chỉ số tăng trưởng tiềm năng

Là các chỉ số có ý nghĩa lớn đối với các cổ đông và các nhà đầu tư để xem xét doanh nghiệp đáng giá đến đâu và giúp các chủ nợ có thể dự đoán được khả năng trả nợ các khoản nợ hiện hành và đánh giá được các khoản nợ tăng thêm nếu có

Cần lưu ý rằng các chỉ số nếu đứng một mình thì nó cũng không có nhiều ý nghĩa khi phân tích sử dụng các chỉ số tài chính cần phải kết hợp với nhiều yếu tố khác như so sánh chỉ số trung bình ngành với doanh nghiệp:

  • Đối với bối cảnh chung của nền kinh tế so với doanh nghiệp: điều này giúp ta hiểu và dự đoán tình hình doanh nghiệp nếu nền kinh tế thay đổi, ngay cả trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái.
  • So sánh kết quả hoạt động trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp: đây cũng là dạng so sánh thường gặp để xem tình hình phát triển của doanh nghiệp như thế nào.

Trên đây là những chia sẻ của kế toán Anh Minh về cách đọc báo cáo tài chính. Qua bài viết trên nếu còn thắc mắc gì muốn được giải đáp hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được các chuyên viên kế toán hỗ trợ tận tình nhất. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo thêm dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm tphcm của Thuê Anh Minh.

Cảm ơn các bạn đã đọc tin!

Bài viết liên quan:

Các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính trong các Doanh Nghiệp

Báo cáo tài chính hợp nhất và những điều cần biết

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN VÀ ĐẠI LÝ THUẾ ANH MINH

Hotline / Zalo tư vấn : 0909.989.676 – 0913.479.676 (MS.HẠNH)

Website: ketoanthuduc.vn  – thanhlapcongtyvn.com.vn

Email : tax.anhminh@gmail.com

Trụ sở chính: 52/28/2 Đường số 12, Tam Bình, Thủ Đức, Tp.HCM
Chi Nhánh 1: 32 Đường B1, Khu đô thị VCN Phước Hải, P. Phước Hải, TP. Nha Trang, Khánh Hòa
Chi Nhánh 2: 47/5/27 đường Đông Tác, Kp. Đông Tác, P. Tân Đông Hiệp, Tx. Dĩ An, Bình Dương

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0913479676
    0909989676